Chọn thời điểm lý tưởng mang thai. Lời khuyên đầu tiên các chuyên gia dành cho bạn là thời điểm mang thai không nên quá gần nhau. Thời gian giữa 2 lần mang thai phải cách nhau ít nhất là 18 tháng. Nghiên cứu cho thấy rằng, mang thai quá gần nhau sẽ làm tăng nguy cơ sinh non và sảy thai ở mẹ bầu.
Luôn giữ tâm trạng ổn định. Để tránh sinh non, các bà mẹ tương lai cần duy trì một tâm trạng lạc quan và ổn định. Cảm xúc vui vẻ có thể thúc đẩy sự phát triển hệ thống thần kinh của thai nhi. Ngược lại, tâm trạng bất an, lo lắng, cáu giận lại có thể khiến cơ thể bài tiết quá nhiều hormone tuyến thượng thận, máu sinh ra những chất có hại cho hệ thần kinh dẫn đến sinh non.
Giữ chế độ ăn uống cân bằng. Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất là bí quyết để bạn có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, nên giữ chế độ dinh dưỡng đảm bảo cung cấp đủ lượng acid folic. 3 tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn đặc biệt quan trọng vì lúc này hệ thần kinh của trẻ bắt đầu được hình thành. Chính vì thế, việc ăn uống đủ chất có thể giảm được nguy cơ bị dị tật thai nhi.
Loại bỏ thuốc lá và những chất độc hại khác. Thuốc lá, ma túy và một số loại thuốc độc hại khác tốt nhất là nên tránh trong suốt thời gian trước và trong khi mang thai. Việc lạm dụng những loại thuốc này sẽ gây ảnh hưởng rất xấu cho thai nhi và biểu hiện rõ nhất là làm tăng nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở trẻ.
Kiểm soát cân nặng. Một trong những yếu tố quan trọng để có được thai kỳ ổn định chính là việc giữ cân nặng ổn định. Cân nặng tăng quá nhanh hay quá chậm cũng đều có thể gây khả năng sinh non. Chính vì thế, tốt nhất nên duy trì việc tăng cân từ 12 đến 15 kg trong suốt thai kỳ là tốt nhất.
Đặc biệt lưu ý khi sử dụng thuốc an thai. Khi mang thai đến tháng thứ ba, lúc này các cơ quan của thai nhi đã bắt đầu hình thành. Việc sử dụng tất cả các loại thuốc đều có thể gây ra những dị tật thai nhi hoặc các hậu quả nghiêm trọng khác. Việc dùng thuốc cũng cần phải có những lưu ý nhất định bởi ngay cả thuốc an thai cũng có thể gây ra vài tác dụng phụ như khiến nhịp tim đập nhanh, hạ huyết áp, phù phổi, suy tim hoạc nhiều triệu chứng khác.
Lựa chọn đồ lót thoáng. Việc lựa chọn đồ lót không tốt cũng là nguyên nhân gây sinh non. Khi thai phụ mặc đồ lót có chất liệu không tốt thì sẽ dễ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt là bệnh viêm đường tiết niệu. Nguy cơ bị nhiễm trùng nặng có thể gây ra vỡ màng ối và thai phụ dễ chuyển dạ sinh non.
Sinh hoạt tình dục điều độ. Để đảm bảo cho sức khỏe của thai phụ và em bé trong bụng, trong 3 tháng cuối của thai kỳ, nên tránh việc sinh hoạt tình dục để giảm nguy cơ co thắt tử cung dẫn đến sinh non.
Nên đi khám định kỳ. Khám định kỳ sẽ giúp bạn sớm phát hiện ra những điều bất thường và sớm có phương pháp điều trị phù hợp.
Chọn thời điểm lý tưởng mang thai. Lời khuyên đầu tiên các chuyên gia dành cho bạn là thời điểm mang thai không nên quá gần nhau. Thời gian giữa 2 lần mang thai phải cách nhau ít nhất là 18 tháng. Nghiên cứu cho thấy rằng, mang thai quá gần nhau sẽ làm tăng nguy cơ sinh non và sảy thai ở mẹ bầu.
Luôn giữ tâm trạng ổn định. Để tránh sinh non, các bà mẹ tương lai cần duy trì một tâm trạng lạc quan và ổn định. Cảm xúc vui vẻ có thể thúc đẩy sự phát triển hệ thống thần kinh của thai nhi. Ngược lại, tâm trạng bất an, lo lắng, cáu giận lại có thể khiến cơ thể bài tiết quá nhiều hormone tuyến thượng thận, máu sinh ra những chất có hại cho hệ thần kinh dẫn đến sinh non.
Giữ chế độ ăn uống cân bằng. Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất là bí quyết để bạn có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, nên giữ chế độ dinh dưỡng đảm bảo cung cấp đủ lượng acid folic. 3 tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn đặc biệt quan trọng vì lúc này hệ thần kinh của trẻ bắt đầu được hình thành. Chính vì thế, việc ăn uống đủ chất có thể giảm được nguy cơ bị dị tật thai nhi.
Loại bỏ thuốc lá và những chất độc hại khác. Thuốc lá, ma túy và một số loại thuốc độc hại khác tốt nhất là nên tránh trong suốt thời gian trước và trong khi mang thai. Việc lạm dụng những loại thuốc này sẽ gây ảnh hưởng rất xấu cho thai nhi và biểu hiện rõ nhất là làm tăng nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở trẻ.
Kiểm soát cân nặng. Một trong những yếu tố quan trọng để có được thai kỳ ổn định chính là việc giữ cân nặng ổn định. Cân nặng tăng quá nhanh hay quá chậm cũng đều có thể gây khả năng sinh non. Chính vì thế, tốt nhất nên duy trì việc tăng cân từ 12 đến 15 kg trong suốt thai kỳ là tốt nhất.
Đặc biệt lưu ý khi sử dụng thuốc an thai. Khi mang thai đến tháng thứ ba, lúc này các cơ quan của thai nhi đã bắt đầu hình thành. Việc sử dụng tất cả các loại thuốc đều có thể gây ra những dị tật thai nhi hoặc các hậu quả nghiêm trọng khác. Việc dùng thuốc cũng cần phải có những lưu ý nhất định bởi ngay cả thuốc an thai cũng có thể gây ra vài tác dụng phụ như khiến nhịp tim đập nhanh, hạ huyết áp, phù phổi, suy tim hoạc nhiều triệu chứng khác.
Lựa chọn đồ lót thoáng. Việc lựa chọn đồ lót không tốt cũng là nguyên nhân gây sinh non. Khi thai phụ mặc đồ lót có chất liệu không tốt thì sẽ dễ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt là bệnh viêm đường tiết niệu. Nguy cơ bị nhiễm trùng nặng có thể gây ra vỡ màng ối và thai phụ dễ chuyển dạ sinh non.
Sinh hoạt tình dục điều độ. Để đảm bảo cho sức khỏe của thai phụ và em bé trong bụng, trong 3 tháng cuối của thai kỳ, nên tránh việc sinh hoạt tình dục để giảm nguy cơ co thắt tử cung dẫn đến sinh non.
Nên đi khám định kỳ. Khám định kỳ sẽ giúp bạn sớm phát hiện ra những điều bất thường và sớm có phương pháp điều trị phù hợp.