Không cáu giận quát mắng: Khi phát hiện con nói dối, bạn không nên nóng nảy, cáu bẳn, nặng lời với con vì chúng đang trong giai đoạn hình thành nhân cách. Đôi khi chính sự cáu kỉnh của cha mẹ làm chúng sợ và không dám nói thật.Tìm lý do bé nói dối: Tìm ra nguyên nhân nói dối sẽ giúp bạn trị tận gốc căn bệnh này của bé. Nhiều bé nói dối hoặc bịa chuyện để cảm thấy mình quan trọng và được đánh giá cao. Trong trường hợp đó, bạn có thể ngăn chặn việc nói dối bằng cách khen tặng bé bất cứ khi nào bé nỗ lực làm tốt công việc nào đó. Nếu bé nói dối với mục đích thoát được sự trừng phạt thì điều quan trọng là bạn nên đưa ra những hình phạt nhẹ nhàng, tránh thô bạo. Không buộc tội bé: Bạn không nên buộc tội bé khi chẳng may bé nói dối bạn hãy giảm bớt lời trách mắng sẽ khuyến khích sự thú nhận lỗi của mình, chứ không phải ép bé để bé tìm cách chối tội.Giảng giải cho bé hiểu: Con bạn có thể nói nói rằng con biết nói dối là xấu nhưng chưa chắc bé đã thực sự hiểu giá trị đạo đức đối với tính không thật thà. Vì thế hãy kể cho con 1 câu chuyện về việc nói dối và hậu quả của nó giúp bé thực sự hiểu cái sai của mình.Xây dựng lòng tin cho bé: Hãy cho bé thấy rằng bạn tin bé và bạn cũng đáng được bé tin cậy. Hãy cố gắng giữ đúng lời hứa của mình, khi không thể làm vậy, bạn hãy xin lỗi vì đã thất hứa. Điều đó sẽ giúp bé học được những đức tính tốt từ mẹ và không nói dối.Không làm bé thấy tội lỗi và xấu hổ: Bạn nên tập trung vào việc tìm ra một giải pháp thay vì làm cho bé cảm thấy xấu hổ và tội lỗi. Bởi nếu bạn làm bé xấu hổ khi phát hiện chính xác bé đã làm hỏng việc, lần sau bé sẽ tiếp tục không dũng cảm nói với bạn sự thật.Dậy con cách nhận lội: Bạn hãy chỉ ra cái sai của con giúp bé nhận lỗi thay vì chỉ trích làm bé sợ hãi.Làm gương cho con: Nếu muốn trẻ không nói dối bố mẹ hãy trở thành tấm gương cho con. Bạn làm mọi việc một cách trung thực không lừa dối bé sẽ học điều đó từ bạn và ngược lại.
Không cáu giận quát mắng: Khi phát hiện con nói dối, bạn không nên nóng nảy, cáu bẳn, nặng lời với con vì chúng đang trong giai đoạn hình thành nhân cách. Đôi khi chính sự cáu kỉnh của cha mẹ làm chúng sợ và không dám nói thật.
Tìm lý do bé nói dối: Tìm ra nguyên nhân nói dối sẽ giúp bạn trị tận gốc căn bệnh này của bé. Nhiều bé nói dối hoặc bịa chuyện để cảm thấy mình quan trọng và được đánh giá cao. Trong trường hợp đó, bạn có thể ngăn chặn việc nói dối bằng cách khen tặng bé bất cứ khi nào bé nỗ lực làm tốt công việc nào đó.
Nếu bé nói dối với mục đích thoát được sự trừng phạt thì điều quan trọng là bạn nên đưa ra những hình phạt nhẹ nhàng, tránh thô bạo.
Không buộc tội bé: Bạn không nên buộc tội bé khi chẳng may bé nói dối bạn hãy giảm bớt lời trách mắng sẽ khuyến khích sự thú nhận lỗi của mình, chứ không phải ép bé để bé tìm cách chối tội.
Giảng giải cho bé hiểu: Con bạn có thể nói nói rằng con biết nói dối là xấu nhưng chưa chắc bé đã thực sự hiểu giá trị đạo đức đối với tính không thật thà. Vì thế hãy kể cho con 1 câu chuyện về việc nói dối và hậu quả của nó giúp bé thực sự hiểu cái sai của mình.
Xây dựng lòng tin cho bé: Hãy cho bé thấy rằng bạn tin bé và bạn cũng đáng được bé tin cậy. Hãy cố gắng giữ đúng lời hứa của mình, khi không thể làm vậy, bạn hãy xin lỗi vì đã thất hứa. Điều đó sẽ giúp bé học được những đức tính tốt từ mẹ và không nói dối.
Không làm bé thấy tội lỗi và xấu hổ: Bạn nên tập trung vào việc tìm ra một giải pháp thay vì làm cho bé cảm thấy xấu hổ và tội lỗi. Bởi nếu bạn làm bé xấu hổ khi phát hiện chính xác bé đã làm hỏng việc, lần sau bé sẽ tiếp tục không dũng cảm nói với bạn sự thật.
Dậy con cách nhận lội: Bạn hãy chỉ ra cái sai của con giúp bé nhận lỗi thay vì chỉ trích làm bé sợ hãi.
Làm gương cho con: Nếu muốn trẻ không nói dối bố mẹ hãy trở thành tấm gương cho con. Bạn làm mọi việc một cách trung thực không lừa dối bé sẽ học điều đó từ bạn và ngược lại.