Con bạn đột nhiên có những cử chỉ hay điệu bộ khác thường khi kể một câu chuyện hoặc đứng với hai tay để ra sau lưng? Những động tác hay tư thế cơ thể bất thường đó của con có thể cho thấy bé đang không thành thật. Bạn có thấy con trở nên lúng túng hoặc lau mồ hôi liên tục trong khi kể hoặc nói về một chuyện nào đó. Đó chính là đầu mối khác nữa cho thấy bé cảm thấy không thoải mái khi phải nói dối với bạn đấy. Bé lắp bắp kể chuyện một cách dài dòng, lan man không mạch lạc cho thấy trẻ đang cố gắng biến câu chuyện của mình có vẻ tin cậy hơn bằng cách thêm thắt các chi tiết. Cách nháy mắt của bé cũng thể hiện bé nói dối hay nói thật. Dù trẻ chớp mắt liên tục hay không chớp mắt chút nào đều là dấu hiệu có gì đó không ổn trong tâm trạng của bé. Một đứa trẻ đang nói dối thường phản ứng lại mạnh mẽ với lời buộc tội của bạn. Bạn hãy để ý nếu con bảo vệ những gì mình kể một cách dữ dội và hơi thái quá nhé. Khi bé nói chuyện hoặc kể chuyện cho bạn, bé luôn ngắc ngứ lâu, do dự, hoặc giọng trầm lại có thể là những dấu hiệu chứng tỏ một đứa trẻ đang không nói sự thật. Sự mâu thuẫn của lời kể trong câu chuyện con đang nói chính là dấu hiệu rõ nhất cho thấy con đang không trung thực. Bé có các hành động chạm vào khuôn mặt - có thể là gãi tai, gãi đầu hay xoa mũi - chính là những dấu hiệu cho thấy con đang không nói thật. Tương tự như vậy, việc cắn môi hay liếm môi có thể là một biểu hiện chứng tỏ bé đang bịa chuyện.Một dấu hiệu phổ biến khác của việc nói dối đó là được lặp đi lặp lại một phần câu hỏi để phản ứng trả lời lại. Đây là cách trì hoãn thêm thời gian nhằm suy nghĩ và bịa ra một câu chuyện nào đó. Trẻ nhỏ nào đang nói dối thường tránh tiếp xúc bằng ánh mắt. Nhưng với những trẻ lớn tuổi hơn và khôn khéo hơn, chúng có thể kiểm soát ánh mắt tốt hơn và nhìn chằm chằm không rời. Từ đó ta có thể đưa ra kết luận, nếu bé không dám nhìn thẳng hay nhìn liên tục vào bạn thì bé đang nói chuyện một cách thiếu thành thật.
Con bạn đột nhiên có những cử chỉ hay điệu bộ khác thường khi kể một câu chuyện hoặc đứng với hai tay để ra sau lưng? Những động tác hay tư thế cơ thể bất thường đó của con có thể cho thấy bé đang không thành thật.
Bạn có thấy con trở nên lúng túng hoặc lau mồ hôi liên tục trong khi kể hoặc nói về một chuyện nào đó. Đó chính là đầu mối khác nữa cho thấy bé cảm thấy không thoải mái khi phải nói dối với bạn đấy.
Bé lắp bắp kể chuyện một cách dài dòng, lan man không mạch lạc cho thấy trẻ đang cố gắng biến câu chuyện của mình có vẻ tin cậy hơn bằng cách thêm thắt các chi tiết.
Cách nháy mắt của bé cũng thể hiện bé nói dối hay nói thật. Dù trẻ chớp mắt liên tục hay không chớp mắt chút nào đều là dấu hiệu có gì đó không ổn trong tâm trạng của bé.
Một đứa trẻ đang nói dối thường phản ứng lại mạnh mẽ với lời buộc tội của bạn. Bạn hãy để ý nếu con bảo vệ những gì mình kể một cách dữ dội và hơi thái quá nhé.
Khi bé nói chuyện hoặc kể chuyện cho bạn, bé luôn ngắc ngứ lâu, do dự, hoặc giọng trầm lại có thể là những dấu hiệu chứng tỏ một đứa trẻ đang không nói sự thật.
Sự mâu thuẫn của lời kể trong câu chuyện con đang nói chính là dấu hiệu rõ nhất cho thấy con đang không trung thực.
Bé có các hành động chạm vào khuôn mặt - có thể là gãi tai, gãi đầu hay xoa mũi - chính là những dấu hiệu cho thấy con đang không nói thật.
Tương tự như vậy, việc cắn môi hay liếm môi có thể là một biểu hiện chứng tỏ bé đang bịa chuyện.
Một dấu hiệu phổ biến khác của việc nói dối đó là được lặp đi lặp lại một phần câu hỏi để phản ứng trả lời lại. Đây là cách trì hoãn thêm thời gian nhằm suy nghĩ và bịa ra một câu chuyện nào đó.
Trẻ nhỏ nào đang nói dối thường tránh tiếp xúc bằng ánh mắt. Nhưng với những trẻ lớn tuổi hơn và khôn khéo hơn, chúng có thể kiểm soát ánh mắt tốt hơn và nhìn chằm chằm không rời. Từ đó ta có thể đưa ra kết luận, nếu bé không dám nhìn thẳng hay nhìn liên tục vào bạn thì bé đang nói chuyện một cách thiếu thành thật.