Những ngày này, về các huyện Anh Sơn, Đô Lương, Thanh Chương… dễ thấy những người dân đi xe máy chở theo những cuộn lưới, bao lưới, mang theo những chiếc sào dài, thì đó chắc chắn là những người làm nghề trèo trám. Ảnh: Huy ThưCây trám cho số lượng quả nhiều hiện nay chủ yếu là trám lâu năm, cao lớn trong vườn nhà dân. Hái trám khó bởi cây trám cao, tán rộng, quả nhỏ, đen, xen trong cành lá rất khó phát hiện. Ảnh: Huy ThưAnh Nguyễn Văn Đồng - một người trèo trám lâu năm ở xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, cho biết: Khó khăn đầu tiên của việc hái trám là trèo cây, vì thân cây trám cao hàng chục mét, trơn tru, thẳng đuột. Người trèo giỏi thì bám tay vào cây là leo lên, còn không thì phải bắc thang, làm “đày” (tre) áp vào cây chủ, mới trèo lên được. Ảnh: Huy ThưAnh Nguyễn Văn Đồng - một người trèo trám lâu năm ở xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, cho biết: Khó khăn đầu tiên của việc hái trám là trèo cây, vì thân cây trám cao hàng chục mét, trơn tru, thẳng đuột. Người trèo giỏi thì bám tay vào cây là leo lên, còn không thì phải bắc thang, làm “đày” (tre) áp vào cây chủ, mới trèo lên được. Ảnh: Huy ThưLeo được lên cây trám đã khó, chọc cho quả rơi xuống đất lại còn khó hơn. Bởi ở trên cây trám vô cùng chênh vênh, người trèo phải giữ cho được thăng bằng và trổ hết các "chiêu" đứng, ngồi, ôm, quặp, ưỡn, với… thì mới chọc được quả trám. Ông Trần Văn Kỳ (59 tuổi) ở xã Thanh Tiên, huyện Thanh Chương - người có thâm niên hàng chục năm trong nghề trèo trám cho biết: Nguy hiểm nhất của việc trèo trám là cây cao, cành giòn, dễ gãy nên sơ suất là có thể rơi xuống đất. Ảnh: Huy ThưVới những người làm nghề trèo trám, ngồi vắt vẻo trên cây để chọc trám là chuyện bình thường. Họ còn tự nhiên đi lại trên cành cây như diễn xiếc. Ảnh: Huy ThưNghề trèo trám vất vả, nguy hiểm là vậy, nhưng hầu hết những người làm nghề đều chủ quan, ít ai đeo dây bảo hiểm khi lên cây, bởi theo họ “mang dây bảo hiểm trên cây vướng, khó làm việc”. Gần đây, sau một số vụ tai nạn thương tâm, nhiều người trèo trám đã trang bị dây bảo hiểm. Ảnh: Huy ThưTrèo trám, hái trám trên cây đã khó, nhặt trám dưới gốc cũng phải kiên trì, chịu khó. Những nơi không thể trải lưới để hứng, người nhặt trám phải đi tìm từng quả lẫn trong cỏ cây, bụi rậm. Nếu quả trám hái xuống chưa kịp nhặt, phơi nắng sẽ chín mềm đồng loạt, gây thất thu. Ảnh: Huy ThưNhiều khi phải trèo lên những cây cọ để tìm tòi, góp nhặt từng quả trám rơi mắc trên đó. Ảnh: Huy ThưNghề trèo trám nhiều lúc phụ thuộc vào “con mắt biết nhìn”, thời tiết, hên xui… Tuy vất vả, hiểm nguy rình rập là vậy, nhưng vì mưu sinh nên người dân ở những vùng quê có trám cũng phải bám lấy nghề. Ảnh: Huy Thư
Những ngày này, về các huyện Anh Sơn, Đô Lương, Thanh Chương… dễ thấy những người dân đi xe máy chở theo những cuộn lưới, bao lưới, mang theo những chiếc sào dài, thì đó chắc chắn là những người làm nghề trèo trám. Ảnh: Huy Thư
Cây trám cho số lượng quả nhiều hiện nay chủ yếu là trám lâu năm, cao lớn trong vườn nhà dân. Hái trám khó bởi cây trám cao, tán rộng, quả nhỏ, đen, xen trong cành lá rất khó phát hiện. Ảnh: Huy Thư
Anh Nguyễn Văn Đồng - một người trèo trám lâu năm ở xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, cho biết: Khó khăn đầu tiên của việc hái trám là trèo cây, vì thân cây trám cao hàng chục mét, trơn tru, thẳng đuột. Người trèo giỏi thì bám tay vào cây là leo lên, còn không thì phải bắc thang, làm “đày” (tre) áp vào cây chủ, mới trèo lên được. Ảnh: Huy Thư
Anh Nguyễn Văn Đồng - một người trèo trám lâu năm ở xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, cho biết: Khó khăn đầu tiên của việc hái trám là trèo cây, vì thân cây trám cao hàng chục mét, trơn tru, thẳng đuột. Người trèo giỏi thì bám tay vào cây là leo lên, còn không thì phải bắc thang, làm “đày” (tre) áp vào cây chủ, mới trèo lên được. Ảnh: Huy Thư
Leo được lên cây trám đã khó, chọc cho quả rơi xuống đất lại còn khó hơn. Bởi ở trên cây trám vô cùng chênh vênh, người trèo phải giữ cho được thăng bằng và trổ hết các "chiêu" đứng, ngồi, ôm, quặp, ưỡn, với… thì mới chọc được quả trám. Ông Trần Văn Kỳ (59 tuổi) ở xã Thanh Tiên, huyện Thanh Chương - người có thâm niên hàng chục năm trong nghề trèo trám cho biết: Nguy hiểm nhất của việc trèo trám là cây cao, cành giòn, dễ gãy nên sơ suất là có thể rơi xuống đất. Ảnh: Huy Thư
Với những người làm nghề trèo trám, ngồi vắt vẻo trên cây để chọc trám là chuyện bình thường. Họ còn tự nhiên đi lại trên cành cây như diễn xiếc. Ảnh: Huy Thư
Nghề trèo trám vất vả, nguy hiểm là vậy, nhưng hầu hết những người làm nghề đều chủ quan, ít ai đeo dây bảo hiểm khi lên cây, bởi theo họ “mang dây bảo hiểm trên cây vướng, khó làm việc”. Gần đây, sau một số vụ tai nạn thương tâm, nhiều người trèo trám đã trang bị dây bảo hiểm. Ảnh: Huy Thư
Trèo trám, hái trám trên cây đã khó, nhặt trám dưới gốc cũng phải kiên trì, chịu khó. Những nơi không thể trải lưới để hứng, người nhặt trám phải đi tìm từng quả lẫn trong cỏ cây, bụi rậm. Nếu quả trám hái xuống chưa kịp nhặt, phơi nắng sẽ chín mềm đồng loạt, gây thất thu. Ảnh: Huy Thư
Nhiều khi phải trèo lên những cây cọ để tìm tòi, góp nhặt từng quả trám rơi mắc trên đó. Ảnh: Huy Thư
Nghề trèo trám nhiều lúc phụ thuộc vào “con mắt biết nhìn”, thời tiết, hên xui… Tuy vất vả, hiểm nguy rình rập là vậy, nhưng vì mưu sinh nên người dân ở những vùng quê có trám cũng phải bám lấy nghề. Ảnh: Huy Thư