Chưa khi nào ngành hàng không nội địa lại phải đối mặt với thực trạng cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút nhân lực như hiện nay. Lý do là bởi hàng không đang ngày càng phát triển, nhu cầu tăng cao kéo theo tình trạng thiếu hụt nhân lực phi công và kỹ sư ngày càng nghiêm trọng.
Nguồn phi công trong nước không đủ khiến các hãng phải thuê thêm phi công nước ngoài để đảm bảo hoạt động khai thác.
Để giải bài toán "cơn khát" nhân lực hàng không, Vinpearl Air có xây dựng kế hoạch tuyển dụng và đào tạo phi công.
|
Vinpearl Air của tỷ phú Phạm Nhật Vượng dự kiến thuê phi công nước ngoài. Ảnh: Vneconomy. |
Video: Bí mật hàng không khủng khiếp. Nguồn: Youtube.
Trong đó năm đầu tiên khai thác số lao động là 600 người, gồm 60 phi công, 120 tiếp viên. Đến năm 2024 là 2.250 người, gồm 346 phi công, 892 tiếp viên... Vinpearl Air dự kiến sẽ thuê phi công nước ngoài từ các đối tác như Công ty ALG, Flight Crew International, Rishworth... cùng với khai thác nguồn nhân lực tự đào tạo.
Theo một hãng vận chuyển, giá thuê phi công ngoại tính theo đội bay khai thác, trình độ và thị trường tuyển dụng phi công.
Chẳng hạn như cơ trưởng đội A320/321 có tổng chi phí thuê khoảng hơn 15.000 USD/tháng (khoảng 350 triệu đồng/tháng; phi công đội bay A350/B787 là 17.000 USD/tháng (tương đương gần 400 triệu đồng/tháng).
Trong khi đó, dù chưa công bố mức lương bình quân của các phi công, nhưng số liệu cho biết từ năm 2017 Vietjet Air đã chi khoảng 180 triệu đồng/tháng trả lương cho phi công của mình.
Trong đó, lương cơ trưởng của Vietjet Air lên tới 180-240 triệu đồng/tháng, tùy vào giờ bay và thâm niên; lương cơ phó của Vietjet Air dao động trong khoảng 120-140 triệu đồng/tháng.
|
Bamboo Airways, hãng hàng không mới của Việt Nam |
Tại Bamboo Airways, dại diện hãng hàng không này từng tiết lộ, theo bảng thu nhập đã được phê duyệt, mức lương phi công tại Bamboo Airways sẽ đạt mức trên 200 triệu đồng/người/tháng, tức hơn 2,4 tỷ đồng/năm. Mức thu nhập này còn cao hơn Vietjet Air.