Vạch trần chiêu trò “bẫy” vay tiền qua App

Google News

(Kiến Thức) - Lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra bên trong tòa nhà số 17-19 Tôn Thất Tùng (TP HCM), nơi có trụ sở của Công ty TNHH Cashwagon bị nhiều người tố cáo có hành vi cho hay tiền qua App.

Ngày 2/6, các đơn vị nghiệp vụ liên quan Công an TP HCM đã phối hợp với Công an quận 1 phong tỏa, kiểm tra bên trong tòa nhà số 17 -19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1. Đây là nơi Công ty TNHH Cashwagon đặt trụ sở và bị nhiều người dân tố cáo có hành vi cho vay tiền qua App.
Hầu hết, các App cho vay tiền của Cashwagon đều dẫn dụ khách vay bằng những chiêu trò như: Dễ duyệt đăng ký thông tin online, hoàn toàn bảo mật, và lãi suất thấp. Thế nhưng, khi đã giao dịch thành công, những người vay sẽ phải chịu lãi mẹ đẻ lãi con, với lãi suất thực cho các khoản vay rất cao.
Các nạn nhân vay tiền đến từ khắp mọi miền đất nước như: Huế, Quảng Ngãi, TP HCM, Cà Mau...
Vach tran chieu tro “bay” vay tien qua App
Đến 20h ngày 2/6, các lực lượng chức năng vẫn phong tỏa, kiểm tra bên trong tòa nhà 17-19 Tôn Thất Tùng. 
Điển hình như một trường hợp của khách hàng vay tiền tại Cashwagon mới phản ánh với báo chí gần đây rằng, bản thân chỉ “vay nóng” tại Cashwagon 2 triệu đồng, với số lãi sau 20 ngày là 600.000 đồng. Tuy nhiên khách hàng này đóng muộn 3 ngày nên bị phạt 250.000 đồng. Như vậy, tổng tiền thanh toán là 2.850.000 đồng và đã thanh toán đầy đủ hết trong ngày 14/7. Nhân viên hứa sẽ hỗ trợ.
Tuy nhiên, sau đó Cashwagon lại báo nợ vào điện thoại khách hàng với khoản nợ 720.000 đồng. Đồng thời gọi điện liên tục bắt khách hàng đóng tiền. Cashwagon dọa, nếu không đóng tiền sẽ đưa tên khách hàng vào nhóm nợ xấu. Hôm sau, Cashwagon lại cảnh báo số nợ khách hàng là 920k và tiếp tục gọi điện làm phiền. Trong khi đó, khách hàng gọi lên tổng đài Cashwagon phản ánh thì nhân viên tư vấn đã hứa hẹn sẽ giải quyết.
Vach tran chieu tro “bay” vay tien qua App-Hinh-2
Một trong những tin nhắn đe dọa đến nạn nhân vay qua App. (Ảnh: Lao Động). 
Hầu hết nhiều người vay đã bị các App của Cashwagon đều bị gọi điện đe dọa, công khai thông tin lên mạng xã hội, khủng bố và dồn đến đường cùng.
Theo thông tin trên website Công ty này giới thiệu là đơn vị này chuyên bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm, bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh, thực hiện dịch vụ tư vấn...
Trong khi thông báo tuyển dụng, Cashwagon nhận là nhà cung cấp các khoản vay tiêu dùng ngắn hạn dẫn đầu thị trường Việt Nam và bắt đầu mở rộng ở Châu Á.
Trên cổng thông tin đăng ký quốc gia về doanh nghiệp cho thấy, Cashwagon đăng ký kinh doanh hoạt động tư vấn quản lý. Doanh nghiệp này được thành lập vào tháng 6/2017, người đại diện theo pháp luật là bà Nguyễn Thị Thúy Hằng.
Liên quan đến vấn đề cho vay tiền qua App, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối 2/6, Thiếu tướng Tô Ân Xô - Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an khẳng định với báo giới, tín dụng đen là loại tội phạm trong vòng ngắm của các cơ quan đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt là cảnh sát hình sự, các phòng cảnh sát hình sự và công an các địa phương.
Theo Thiếu tướng Tô Ân Xô, theo báo cáo của cục cảnh sát hình sự, tội phạm tín dụng đen và cho vay nặng lãi chiếm tới 22,6% trong cơ cấu tội phạm. Như vậy, tội phạm này hoạt động rất đa dạng, hầu như hoạt động ở nhiều địa phương, trên nhiều lĩnh vực nên đấu tranh phải làm rất mạnh.
Thiếu tướng Tô Ân Xô cho hay, hiện nay, nhu cầu của một số người vay tín dụng là rất lớn nên loại hình này hoạt động mạnh. Đặc biệt, đối tượng đi vay của tội phạm tín dụng đen là những người cực kỳ cần tiền, chủ yếu là người nghiện hút, cờ bạc, những người dám đánh đổi. Những người kinh doanh hiểu rõ không thể có kinh doanh gì có thể bù đắp lại được cái lãi suất như thế. Nên đây là loại tội phạm rất nguy hiểm, trong mục tiêu đấu tranh của Bộ Công an.
Ngoài ra, Bộ Công an đã có cảnh báo về các loại tội phạm này trên cổng thông tin điện tử của Bộ.
Khánh Hoài (tổng hợp)

>> xem thêm

Bình luận(0)