Thụy Điển hướng tới hợp tác với Việt Nam trong năng lượng tái tạo

Google News

Đó là phát biểu của bà Ann Måwe, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam trong Hội nghị “Tiên phong Đột phá”.

Hội nghị "Tiên phong Đột phá" do Đại sứ quán Thụy Điển phối hợp với UBND TP HCM, Hội đồng Thương mại và Đầu tư Thụy Điển và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tố chức ngày 2/6.

Theo ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, phát triển bền vững không còn là lựa chọn mà là con đường duy nhất phải đi để giải phóng các nguồn lực cần thiết cho sự phát triển.

Ông Võ Văn Hoan cho biết, TP đang triển khai các đề án quan trọng như xây dựng đô thị thông minh, chuyển đổi số, quy hoạch giao thông, quy hoạch chống ngập và xử lý nước thải…

Thuy Dien huong toi hop tac voi Viet Nam trong nang luong tai tao
Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, (bên phái) và bà Ann Måwe, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam trong hội nghị "Tiên phong Đột phá"

TPHCM nỗ lực chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ sử dụng lao động phổ thông là chủ yếu sang nền kinh tế dịch vụ và sáng tạo, phát triển các ngành công nghệ đột phá và khuyến khích kinh tế tuần hoàn, xanh.

Thuy Dien huong toi hop tac voi Viet Nam trong nang luong tai tao-Hinh-2
Nền kinh tế tuần hoàn, tận dụng rác thải để tái chế, giảm thiểu giảm phát thải, không rác thải trong tương lai.  

Theo bà Ann Måwe, từ chuỗi sự kiện “Tiên phong Đột phá”, các chủ đề trọng tâm bao gồm: năng lượng bền vững, sản xuất bền vững, tiêu dùng và sử dụng nguyên phụ liệu bền vững cũng như tầm quan trọng của nền kinh tế tuần hoàn.

Thuy Dien huong toi hop tac voi Viet Nam trong nang luong tai tao-Hinh-3
Quần áo từ vật liệu thay thế, giảm phát thải ra môi trường được trưng bày trong hội nghị "Tiên phong Đột phá" 

Quá trình chuyển đổi để ứng phó tốt hơn với biến đổi khí hậu đang diễn ra. Nhiều quốc gia như Thụy Điển đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh, hướng tới không phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cam kết mạnh mẽ, cùng hơn 150 quốc gia, đưa phát thải rong về 0 vào năm 2050.

Bà Đại sứ Thụy Điển cho rằng, những cam kết này mở ra nhiều cơ hội tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác Việt Nam - Thụy Điển về bền vững, thích ứng với biển đổi khí hậu và đổi mới xanh.

Thụy Điển hướng tới hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, đặc biệt trong việc nâng cấp hệ thống truyền tải điện để truyền được nguồn năng lượng xanh và tái tạo phục vụ cho công nghiệp, sản xuất và tiêu dùng trong tương lai. 
Ngoài ra, trong đời sống kinh tế - xã hội, nền kinh tế tuần hoàn là một trọng điểm cần nhấn mạnh. Tất cả tiêu dùng, sản xuất hướng tới xã hội thông minh hơn như: sử dụng và hạn chế thải đồ ăn ra môi trường, tìm kiếm các vật liệu thay thế trong lĩnh vực quần áo và thời trang để giảm phát thải tối đa. 
>>> Mời độc giả xem thêm video Người Thụy Điển thích đồ ăn VN hơn đồ Trung Quốc? |

(Nguồn: VTV24)

An Quý

>> xem thêm

Bình luận(0)