Mới đây, các nhà khoa học tại Đại học Hamburg (Đức) đã lần đầu tiên xác định được mức độ "tiêu biến" của mặt đất tại các bờ biển ở Bắc Cực bằng cách kết hợp các mô hình tính toán địa chất.TS. David Nielsen, tác giả chính của nghiên cứu cho biết, nếu lượng phát thải khí nhà kính không được kiểm soát mà tiếp tục tăng, tỷ lệ sụt lún đất vào năm 2100 có thể lên đến khoảng 3 mét vuông mỗi năm, tương đương với hàng triệu tấn carbon được thải ra.Sẽ ngày càng có nhiều diện tích đất bị mất đi, tùy thuộc vào khả năng kiểm soát hiệu ứng nhà kính, cũng như mức nhiệt đang có chiều hướng tăng lên của Trái Đất.Một viễn cảnh mặt đất bị tiêu biến, con người không có chỗ trú chân hoàn toàn có thể xảy ra dựa trên những diễn biến biến đổi khí hậu đang diễn ra ở các vùng bờ biển tại khu vực Bắc Cực. Sự ấm lên của Trái Đất, dẫn đến đất bị nứt vỡ và sụt lún. Các nhà khoa học tin rằng quá trình này có thể gây nguy hiểm cho các cơ sở hạ tầng quan trọng và đe dọa sự an toàn của con người trong tương lai.Không chỉ vậy, quá trình này còn giải phóng carbon tích trữ trong đất vào đại dương, vô hình chung làm thay đổi vai trò của Bắc Băng Dương như một kho lưu trữ carbon và khí nhà kính, góp phần làm gia tăng thêm nữa biến đổi khí hậu.Nghiên cứu cũng khẳng định "sẽ không thể ngăn chặn hoàn toàn việc mất đất hàng loạt", song vẫn cung cấp thông tin quan trọng cho việc bảo vệ bờ biển, và lập kế hoạch chính trị, xã hội ở các vùng bị ảnh hưởng."Phát hiện của chúng tôi cho thấy sự chuyển dịch theo hướng bền vững hơn và phát thải khí nhà kính thấp hơn đáng kể có thể làm chậm sự tăng tốc sụt lún trong nửa sau của thế kỷ này", TS. Nielsen cho biết thêm.Ngày 14/2 vừa qua, các nhà khoa học và lãnh đạo tại gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã tham dự hội nghị trực tuyến của Liên Hiệp Quốc (LHQ) nhằm thông qua báo cáo về tác động của biến đổi khí hậu trong quá khứ, hiện tại và dự báo tương lai.Tình trạng nóng lên toàn cầu đã làm trầm trọng thêm nguy cơ tuyệt chủng của các loài, làm sụp đổ hệ sinh thái, tăng các bệnh do muỗi gây ra cũng như làm trầm trọng thêm các đợt nắng nóng gây chết người, thiếu nước ngọt, giảm sản lượng mùa vụ.Chỉ trong năm ngoái, thế giới đã chứng kiến hàng loạt đợt lũ lụt, nắng nóng kéo dài và cháy rừng ở quy mô chưa từng có trên khắp 4 lục địa do biến đổi khí hậu.Báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) cảnh báo tất cả vấn đề trên có nguy cơ gia tăng trong những thập kỷ tới bất chấp thế giới thúc đẩy việc giảm phát thải carbon, vốn là nguyên nhân khiến biến đổi khí hậu diễn tiến nhanh chóng.Mời các bạn xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT
Mới đây, các nhà khoa học tại Đại học Hamburg (Đức) đã lần đầu tiên xác định được mức độ "tiêu biến" của mặt đất tại các bờ biển ở Bắc Cực bằng cách kết hợp các mô hình tính toán địa chất.
TS. David Nielsen, tác giả chính của nghiên cứu cho biết, nếu lượng phát thải khí nhà kính không được kiểm soát mà tiếp tục tăng, tỷ lệ sụt lún đất vào năm 2100 có thể lên đến khoảng 3 mét vuông mỗi năm, tương đương với hàng triệu tấn carbon được thải ra.
Sẽ ngày càng có nhiều diện tích đất bị mất đi, tùy thuộc vào khả năng kiểm soát hiệu ứng nhà kính, cũng như mức nhiệt đang có chiều hướng tăng lên của Trái Đất.
Một viễn cảnh mặt đất bị tiêu biến, con người không có chỗ trú chân hoàn toàn có thể xảy ra dựa trên những diễn biến biến đổi khí hậu đang diễn ra ở các vùng bờ biển tại khu vực Bắc Cực.
Sự ấm lên của Trái Đất, dẫn đến đất bị nứt vỡ và sụt lún. Các nhà khoa học tin rằng quá trình này có thể gây nguy hiểm cho các cơ sở hạ tầng quan trọng và đe dọa sự an toàn của con người trong tương lai.
Không chỉ vậy, quá trình này còn giải phóng carbon tích trữ trong đất vào đại dương, vô hình chung làm thay đổi vai trò của Bắc Băng Dương như một kho lưu trữ carbon và khí nhà kính, góp phần làm gia tăng thêm nữa biến đổi khí hậu.
Nghiên cứu cũng khẳng định "sẽ không thể ngăn chặn hoàn toàn việc mất đất hàng loạt", song vẫn cung cấp thông tin quan trọng cho việc bảo vệ bờ biển, và lập kế hoạch chính trị, xã hội ở các vùng bị ảnh hưởng.
"Phát hiện của chúng tôi cho thấy sự chuyển dịch theo hướng bền vững hơn và phát thải khí nhà kính thấp hơn đáng kể có thể làm chậm sự tăng tốc sụt lún trong nửa sau của thế kỷ này", TS. Nielsen cho biết thêm.
Ngày 14/2 vừa qua, các nhà khoa học và lãnh đạo tại gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã tham dự hội nghị trực tuyến của Liên Hiệp Quốc (LHQ) nhằm thông qua báo cáo về tác động của biến đổi khí hậu trong quá khứ, hiện tại và dự báo tương lai.
Tình trạng nóng lên toàn cầu đã làm trầm trọng thêm nguy cơ tuyệt chủng của các loài, làm sụp đổ hệ sinh thái, tăng các bệnh do muỗi gây ra cũng như làm trầm trọng thêm các đợt nắng nóng gây chết người, thiếu nước ngọt, giảm sản lượng mùa vụ.
Chỉ trong năm ngoái, thế giới đã chứng kiến hàng loạt đợt lũ lụt, nắng nóng kéo dài và cháy rừng ở quy mô chưa từng có trên khắp 4 lục địa do biến đổi khí hậu.
Báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) cảnh báo tất cả vấn đề trên có nguy cơ gia tăng trong những thập kỷ tới bất chấp thế giới thúc đẩy việc giảm phát thải carbon, vốn là nguyên nhân khiến biến đổi khí hậu diễn tiến nhanh chóng.