Thương vụ hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam: Những “ông chủ” siêu lừa tai tiếng

Google News

(Kiến Thức) - Ngoài vụ Nhôm Trung Quốc đội lốt Việt Nam bị phanh phui, dư luận trong nước từng rúng động trước vụ thương hiệu Khaisilk bán lụa Trung Quốc gắn mác Việt Nam, Asanzo bị tố hàng Trung Quốc 'đội lốt' hàng Việt.


 

Thông tin vụ Nhôm Trung Quốc đội lốt Việt Nam xuất Mỹ 4,3 tỷ USD đang là tâm điểm gây xôn xao dư luận. Ngày 30/10/2019, ông Nguyễn Văn Cẩn - Tổng Cục trưởng, Tổng Cục Hải quan xác nhận với báo giới trong nước rằng nhà chức trách Mỹ đã đến Việt Nam phối hợp điều tra sự việc này.
Công ty đã nhập lượng nhôm kỷ lục từ Trung Quốc về Việt Nam để hòng sau đó xuất sang Mỹ, là Công ty TNHH Nhôm Toàn cầu Việt Nam.
Doanh nghiệp này được thành lập ngày 8/8/2011, đăng ký trụ sở chính tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhôm Toàn cầu Việt Nam là một doanh nghiệp FDI do người nước ngoài có cùng quốc tịch Úc chi phối toàn bộ vốn là ông Jacky Cheung và ông Wang Tong.
Không chỉ lô nhôm 4,3 tỷ USD vừa bị phanh phui, dư luận trong nước từng xôn xao trước thông tin nhiều mặt hàng ở Việt Nam bị bóc mẽ, cáo buộc có xuất xứ Trung Quốc nhưng "đội lốt" hàng Việt.
Khaisilk bán lụa Trung Quốc gắn mác Việt Nam
Cuối năm 2017, dư luận Việt Nam rúng động trước việc thương hiệu lụa Khaisilk, một thương hiệu được xem là sản phẩm cao cấp của Việt Nam bị làm giả.
Sau khi người tiêu dùng phản ánh Khaisilk bán hàng Trung Quốc nhưng lại gắn mác "made in Vietnam", lực lượng quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã vào cuộc kiểm tra đồng loạt các cửa hàng của Khaisilk trên toàn quốc và phát hiện nhiều sai phạm.
Thuong vu hang Trung Quoc doi lot Viet Nam: Nhung “ong chu” sieu lua tai tieng
Khaisilk bị tố bán lụa Trung Quốc gắn mác Việt Nam. Ảnh: Tintucvietnam.  
Theo thống kê của hải quan, trong thời gian 3 năm (2006 - 2009) Khải Đức - công ty quản lý thương hiệu Khaisilk nhập khẩu các sản phẩm thời trang từ Trung Quốc và Thái Lan.
Báo cáo kiểm tra của Bộ Công Thương cũng phát hiện khăn lụa Khaisilk không có thành phần silk như công bố.
Trước sự việc này, ông Hoàng Khải - Chủ tịch Tập đoàn Khaisilk đã thừa nhận với truyền thông "bán 50% lụa Trung Quốc trong hệ thống của mình" và gửi lời xin lỗi tới người tiêu dùng. Ông Khải cam kế sẽ thu hồi toàn bộ lô sản phẩm này và xây dựng lại việc quản lý sản phẩm và thương hiệu chặt chẽ hơn.

Video: Kết luận thanh tra về vụ Asanzo. Nguồn: Youtube.

Asanzo bị tố hàng Trung Quốc 'đội lốt' hàng Việt
Hơn một năm sau vụ Khaisilk bán lụa Trung Quốc, người tiêu dùng lại xôn xao việc Asanzo bị tố nhập hàng Trung Quốc về bóc tem, dán mác “Made in Vietnam”.
Liên quan đến sự việc này, ông Phạm Văn Tam - CEO Asanzo thừa nhận Asanzo sử dụng các linh kiện của Trung Quốc. Ông Tam cũng cho biết sản phẩm Asanzo không phải "Made in Việt Nam" mà xuất xứ tại Việt Nam.
Thuong vu hang Trung Quoc doi lot Viet Nam: Nhung “ong chu” sieu lua tai tieng-Hinh-2
 CEO Asanzo Phạm Văn Tam. Ảnh: Vietnamnet
Theo lý giải của ông Tam, việc Asanzo nhập các linh kiện từ Trung Quốc về để lắp ráp thành sản phẩm không có gì mới. Tuy nhiên khi gắn nhãn, bao bì cũng như trong giấy bảo hành, Asanzo ý thức việc đó nên chỉ ghi "Xuất xứ Việt Nam" thay vì "Made in Việt Nam" trên sản phẩm của mình.
Trong một diễn biến liên quan, sáng 28/10, Tổng cục Hải quan tổ chức buổi lấy ý kiến các bộ, ngành đồng thời công bố những kết quả điều tra ban đầu về Asanzo. Tại buổi họp báo, lãnh đạo Tổng cục Hải quan khẳng định, quy trình lắp ráp của Asanzo không như quảng cáo. Theo đó, việc lắp ráp TV, điều hòa nhiệt độ, máy xay sinh tố được xác định là diễn ra trên các bàn thủ công, không có dây chuyền hiện đại.
Theo Tổng cục Hải quan, các sản phẩm nêu trên, Asanzo không tự sản xuất mà chủ yếu nhập linh kiện từ các doanh nghiệp trong nước rồi lắp ráp thủ công để tạo thành hàng hóa hoàn chỉnh, bán ra thị trường. Các linh kiện trên chủ yếu được một số doanh nghiệp khác nhập khẩu từ Trung Quốc, rồi bán lại cho Asanzo.
Việc tự lắp ráp thủ công các sản phẩm trong nước tạo ra hàm lượng giá trị gia tăng không cao, chỉ khoảng 1-2%, do đó nếu căn cứ vào các quy định thì các sản phẩm này không thể gọi là "made in Vietnam". Tổng cục Hải quan kết luận, Asanzo có dấu hiệu vi phạm về xuất xứ hàng hóa.
Hoàng Minh (tổng hợp)

>> xem thêm

Bình luận(0)