Dịp này trên các vườn đồi cam ở huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) người nông dân đang tất bật thu hoạch quả sau thời gian dài chăm bón. Theo nhiều người trồng cam, năm nay cam được giá, được thương lái thu mua ngay tại vườn nên nông dân rất phấn khởi.Tại các đồi núi, cam được người dân trồng theo từng vùng. Cây cam được xem là cây ăn quả phát triển chủ lực của huyện Vũ Quang, được trồng nhiều ở các xã Quang Thọ, Thọ Điền, Hương Minh...Huyện Vũ Quang được xem là thủ phủ trồng cam của tỉnh. Toàn huyện có gần 2.300 ha cam, trong đó gần 1.700 ha đang cho thu hoạch.Theo Phòng NN&PTNT huyện Vũ Quang, năm nay có hơn 500 ha diện tích cho thu hoạch kém do cam thoái hoá, sâu bệnh không đảm bảo chất lượng quả. Ước tính cuối vụ thu trên khoảng 20.000 tấn cam. Dù sản lượng thấp hơn so với năm 2022 nhưng bù lại giá thành cao nên người dân cũng an tâm sản xuất.Năm nay do thời tiết mưa lớn kéo dài nên gây rụng quả, sản lượng tuy không đạt như các năm trước nhưng giá thành cao nên nhiều hộ gia đình thu về hàng trăm triệu đồng.Gia đình anh Phan Anh Toản (trú xã Hương Minh) trồng hơn 1.000 gốc cam trên diện tích 2,3 ha đất đồi. Hiện tại cam được thương lái thu mua từ 30- 60.000 đồng/kg. Năm nay do thời tiết thất thường, dù sản lượng không cao nhưng ước tính năm nay gia đình anh Toản thu về 600 triệu đồng.Nhiều hộ dân trồng cam theo hướng hữu cơ, không sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học vừa giảm được chi phí đầu tư còn cho quả đẹp, ngon và sạch nên được nhiều khách hàng đặt mua.Theo đánh giá của ngành chuyên môn, năm nay, chất lượng sản phẩm được nâng cao vì người trồng đã chú trọng hơn đến kỹ thuật, mở rộng diện tích theo tiêu chuẩn VietGap. Cam đạt tiêu chuẩn 3 quả/kg.Những vườn cam Xã Đoài, cam chanh đang tất bật “đếm quả, tính tiền”Cùng với việc sản phẩm đã tiếp cận một số thị trường lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… nên sức tiêu thụ được mở rộng, giá cam tăng cao hơn so với các năm trước. Trong ảnh: tiểu thương thu mua cam tại vườn.
Dịp này trên các vườn đồi cam ở huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) người nông dân đang tất bật thu hoạch quả sau thời gian dài chăm bón. Theo nhiều người trồng cam, năm nay cam được giá, được thương lái thu mua ngay tại vườn nên nông dân rất phấn khởi.
Tại các đồi núi, cam được người dân trồng theo từng vùng. Cây cam được xem là cây ăn quả phát triển chủ lực của huyện Vũ Quang, được trồng nhiều ở các xã Quang Thọ, Thọ Điền, Hương Minh...
Huyện Vũ Quang được xem là thủ phủ trồng cam của tỉnh. Toàn huyện có gần 2.300 ha cam, trong đó gần 1.700 ha đang cho thu hoạch.
Theo Phòng NN&PTNT huyện Vũ Quang, năm nay có hơn 500 ha diện tích cho thu hoạch kém do cam thoái hoá, sâu bệnh không đảm bảo chất lượng quả. Ước tính cuối vụ thu trên khoảng 20.000 tấn cam. Dù sản lượng thấp hơn so với năm 2022 nhưng bù lại giá thành cao nên người dân cũng an tâm sản xuất.
Năm nay do thời tiết mưa lớn kéo dài nên gây rụng quả, sản lượng tuy không đạt như các năm trước nhưng giá thành cao nên nhiều hộ gia đình thu về hàng trăm triệu đồng.
Gia đình anh Phan Anh Toản (trú xã Hương Minh) trồng hơn 1.000 gốc cam trên diện tích 2,3 ha đất đồi. Hiện tại cam được thương lái thu mua từ 30- 60.000 đồng/kg. Năm nay do thời tiết thất thường, dù sản lượng không cao nhưng ước tính năm nay gia đình anh Toản thu về 600 triệu đồng.
Nhiều hộ dân trồng cam theo hướng hữu cơ, không sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học vừa giảm được chi phí đầu tư còn cho quả đẹp, ngon và sạch nên được nhiều khách hàng đặt mua.
Theo đánh giá của ngành chuyên môn, năm nay, chất lượng sản phẩm được nâng cao vì người trồng đã chú trọng hơn đến kỹ thuật, mở rộng diện tích theo tiêu chuẩn VietGap. Cam đạt tiêu chuẩn 3 quả/kg.
Những vườn cam Xã Đoài, cam chanh đang tất bật “đếm quả, tính tiền”
Cùng với việc sản phẩm đã tiếp cận một số thị trường lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… nên sức tiêu thụ được mở rộng, giá cam tăng cao hơn so với các năm trước. Trong ảnh: tiểu thương thu mua cam tại vườn.