Tin liên quan Tròn mắt những 'siêu phẩm' mít đệ nhất khủng trên đất ViệtThích mắt đặc sản tiến Vua phi cầu trắng nõn nà, tua dài xứ Thanh
Do được một người quen liên hệ từ trước, phóng viên được theo chân lão ngư Nguyễn Quang Đạo, một ngư dân ở ven biển huyện Kim Sơn - để được trải nghiệm một chuyến vào rừng săn đặc sản biển.
Vừa lội bì bõm trong sình lầy, ông Đạo cho hay, khu rừng ngập mặn ở đây khá rộng lớn và có rất nhiều tôm cá sinh sống ở đây. Để bắt được chúng thì có khá nhiều cách khác nhau như: cắm đăng, để nú, đó... và công việc săn bắt này hầu như diễn ra quanh năm.
Mất hơn gần nửa giờ đồng hồ di chuyển, chúng tôi mới đến được chiếc đăng thứ nhất. Chiếc đăng đó giống như cái phễu với hai bên là những tấm lưới cao chừng hơn 1m và chạy dài hàng trăm mét và thu gọn vào một cái ô vuông giống như màn ngủ và bên trong chứa rất nhiều tôm cá.
Vừa bắt tôm cá trong đó, ông Đạo cho biết, so với dịp khác trong năm thì vào mùa này ít tôm cá hơn, trung bình mỗi ngày bắt cũng chỉ được dăm ba trăm. Còn mùa các mùa khác thì thu nhập cao hơn, đặc biệt là ra giêng tôm cá khá sẵn nên mỗi ngày có thể kiếm được tiền triệu.
|
Nhờ việc cắm đăng mà mỗi ngày ông Đạo có thể săn bắt được hàng chục kg tôm, cua, cá ...các loại. |
Vừa bắt con cua rèm giơ lên, ông Đạo bảo, có những ngày may mắn vớ được cả vài ký cua rèm, có những con to hàng nửa kg/con là ngày hôm đó có thể kiếm được tiền triệu rồi. Vì là đồ tự nhiên hết nên bắt được bao nhiêu là có người mua hết bấy nhiêu, nghề này tuy vất vả nhưng cho thu nhập cũng khá.
Ông Nguyễn Quang Đạo cho biết, trong các cách bắt thì cắm đăng là hiệu quả nhất, nhưng chi phí đầu tư ban đầu khá lớn và tốn khá nhiều công sức để đi cắm. Nhưng khi cắm đăng xong xuôi thì lại khá nhàn, hàng ngày chỉ việc đi thu nhặt thành quả về.
|
Thành quả của một ngày đi săn bắt đặc sản của biển. |
“Tuy đánh bắt không được nhiều bằng người ta đi thuyền, nhưng làm nghề này mỗi ngày kiếm vài được vài trăm ngàn thì không hề khó. Mùa nào nhiều thì mỗi ngày có thể kiếm được tiền triệu, còn mùa này ít thì cũng kiếm được dăm ba trăm, nhờ làm cái nghề này mà gia đình có tiền trang trải cho cuộc sống” ông Đạo chia sẻ.
“Không giống như nghề khác làm nghề này thì mùa nào thứ ấy, như mùa này thì chủ yếu cá tạp, tôm thì bắt được không nhiều lắm. Nhưng ra giêng thì lại chủ yếu bắt được cua rạm, với cá lác mỗi ngày có thể bắt được hàng chục kg.” ông Đạo cho hay.
Theo ghi nhận của phóng viên, trung bình mỗi ngày, mỗi người thợ hành nghề có thể bắt được hàng chục kg các loại tôm, cá khác nhau. Các sản phẩm săn bắt được sẽ được phân loại và bán với giá khác nhau. Đây đều là các sản phẩm được bà con đánh bắt ngoài tự nhiên nên tiêu thụ khá dễ và giá bán cũng khá rẻ. Nhờ làm nghề này mà nhiều hộ gia đình ở ven biển của huyện Kim Sơn có nguồn thu nhập ổn định.
Những cánh rừng ngập mặn ở ven biển của huyện Kim Sơn không chỉ bảo vệ bờ đê khỏi những cơn bão dữ mà nơi đây đang tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho nhiều bà con ngư dân trong vùng. Nguồn thu nhập ổn định đó từ việc đi săn bắt các loại đặc sản của biển sinh sống trong đó và cả việc khai thác mật hoa từ khu rừng ngập mặn, điều này chứng tỏ vai trò không hề nhỏ của rừng ngập mặn.