Thời điểm mùa hè biển êm, hàng trăm ngư dân vùng ven biển đảo Quảng Ngãi vào mùa lặn bắt nhum biển - từng được ví là "đặc sản tiến Vua" kiếm được khoản thu nhập cao cho gia đình. Mùa lặn bắt nhím biển hay còn gọi là nhum biển kéo dài từ tháng 4 đến tháng 7 dương lịch hàng năm, khi tiết trời mùa hè biển lặng.5h sáng, hàng trăm ngư dân ở huyện đảo Lý Sơn và các vùng ven biển Bình Sơn, Đức Phổ (Quảng Ngãi) thức dậy, sẵn sàng lên thuyền rời bến đến các khu vực rạn đá gần bờ lặn bắt nhum biển. Nghề đánh bắt đặc sản biển này bắt đầu từ sáng sớm, đến trưa ăn uống, nghỉ ngơi trên thuyền, sau đó lặn bắt đến 15h thì trở về nhà.Ngư dân Võ Văn Hai (ngụ xã An Vĩnh) thổ lộ, nghề lặn bắt nhum biển phải dầm mình dưới nước, làm việc dưới trời nắng cả ngày nhưng bù lại thu nhập khá hơn một số nghề khác. Hàng ngày mỗi hộ gia đình có thể bắt được khoảng 300 đến 400 con nhum biển và một số loại ốc bán cho thương lái. Trừ chi phí thu nhập cũng hơn 1 triệu đồng.Những năm trở lại đây, nghề đánh bắt sứa tươi mang lại thu nhập rất cao cho ngư dân vùng biển Gio Linh, Quảng Trị. Mùa sứa bắt đầu từ giữa tháng 3 đến cuối tháng tư dương lịch. Mỗi ngày đi vớt sứa trên biển, một ngư dân cũng kiếm được từ 2 – 3 triệu đồng. Tuy nhiên, để có được những đồng tiền này, ngư dân cũng phải “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” với nghề được coi là "vớt vàng trắng" trên biển.Giá sứa tại Quảng Trị được thu mua với giá từ 12.000 - 14.000 đồng/kg. Khi thuyền bắt đầu vào bờ, sứa sẽ được chuyền từ thuyền lên tập kết trên bãi để chờ thương lái đến thu mua.Sứa sau khi chuyển vào bờ sẽ được tách riêng từng phần. Sau đó, sứa được đưa về xưởng để chế biến. Với loại sứa đỏ giá thu mua đắt hơn, có thể lên đến hơn 1 triệu đồng/kg.Mỗi kg giun biển tươi thương lái thu mua tại chỗ giá 50.000 đồng, còn hàng khô là 800.000 đồng/kg. Mỗi ngày bình quân một “thợ săn” kiếm được trên chục kg giun tươi. Lợi nhuận cao, khiến nhiều hộ dân ở các tỉnh đổ về Thừa Thiên - Huế khai thác giun biển.Buổi trưa cuối tháng 6, nắng như đổ lửa. Vùng nuôi tôm cao triều tại thôn 4, xã Quảng Công (huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) nhộn nhịp hẳn lên bởi đội quân săn giun biển. Họ là những thợ săn giun đến từ các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam.Mùa “săn” giun biển một năm chỉ tiến hành từ tháng 4 đến tháng 8, khi mực nước triều hạ, lộ ra những vùng cát bãi bồi ven cửa phá, cửa biển. Mỗi kg giun tươi thương lái thu mua tại chỗ giá 50.000 đồng. Mỗi ngày bình quân một “thợ săn” kiếm được trên chục kg. Có gia đình đi cả nhà ra Huế làm nghề này, kiếm tiền triệu/ngày. Ảnh: Giun biển khô có giá 800.000 đồng/kg.Trong số các nghề đánh bắt được ưa chuộng ở vùng biển, đánh bắt ghẹ là nghề mưu sinh của không ít ngư dân vùng ven biển Quảng Ngãi. Do đánh bắt gần bờ nên ngư dân dùng thuyền nhỏ, bắt đầu ra khơi từ 14 - 17h và trở về vào lúc 3h sáng.Để săn bắt ghẹ, ngư dân vùng biển bãi ngang (khu vực biển không có cửa neo đậu tàu thuyền) dùng lưới để thả. Lưới đánh bắt bắt ghẹ có mắt to từ 3-4 ngón tay người lớn, với chiều rộng khoảng 2,5m và dài khoảng 50m/tấm.Với giá bán từ 180-250.000 đồng/kg ghẹ sống, nghề săn bắt ghẹ đã mang lại nguồn thu nhập khá cho hàng ngàn hộ dân vùng bãi ngang ven biển ở Quảng Ngãi.Ngư dân xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) hay ngư dân Khánh Hòa có thể thu được từ hàng trăm nghìn đến vài triệu đồng mỗi ngày nhờ nghề bẫy mực lá. Việc đánh bắt mực lá bằng lồng diễn ra từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm.Chỉ với những chiếc bóng giống như chiếc lồng được làm bằng tre thả chìm dưới đáy biển ngư dân ở các xã bãi ngang ven biển Mộ Đức đã có thể dụ được mực... vào trú ngụ để đánh bắt. Với cách thức đánh bắt đơn giản này, đã mang lại nguồn thu nhập cao cho nhiều ngư dân vùng biển.So với nghề biển khác, nghề “bẫy” mực lá là nghề nhẹ nhàng nhất bởi không tốn chi phí nhiều mà lại thu lợi được cao. Tùy theo số lượng bóng, vị trí thả và "hên, xuôi" mà số lượng mực về mỗi ngày khác nhau. Nhiều ngư dân “trúng mánh”, mỗi ngày có thể kiếm được tiền trăm, thậm chí tiền triệu từ những chiếc lồng "bẫy mực.
Thời điểm mùa hè biển êm, hàng trăm ngư dân vùng ven biển đảo Quảng Ngãi vào mùa lặn bắt nhum biển - từng được ví là "đặc sản tiến Vua" kiếm được khoản thu nhập cao cho gia đình. Mùa lặn bắt nhím biển hay còn gọi là nhum biển kéo dài từ tháng 4 đến tháng 7 dương lịch hàng năm, khi tiết trời mùa hè biển lặng.
5h sáng, hàng trăm ngư dân ở huyện đảo Lý Sơn và các vùng ven biển Bình Sơn, Đức Phổ (Quảng Ngãi) thức dậy, sẵn sàng lên thuyền rời bến đến các khu vực rạn đá gần bờ lặn bắt nhum biển. Nghề đánh bắt đặc sản biển này bắt đầu từ sáng sớm, đến trưa ăn uống, nghỉ ngơi trên thuyền, sau đó lặn bắt đến 15h thì trở về nhà.
Ngư dân Võ Văn Hai (ngụ xã An Vĩnh) thổ lộ, nghề lặn bắt nhum biển phải dầm mình dưới nước, làm việc dưới trời nắng cả ngày nhưng bù lại thu nhập khá hơn một số nghề khác. Hàng ngày mỗi hộ gia đình có thể bắt được khoảng 300 đến 400 con nhum biển và một số loại ốc bán cho thương lái. Trừ chi phí thu nhập cũng hơn 1 triệu đồng.
Những năm trở lại đây, nghề đánh bắt sứa tươi mang lại thu nhập rất cao cho ngư dân vùng biển Gio Linh, Quảng Trị. Mùa sứa bắt đầu từ giữa tháng 3 đến cuối tháng tư dương lịch. Mỗi ngày đi vớt sứa trên biển, một ngư dân cũng kiếm được từ 2 – 3 triệu đồng. Tuy nhiên, để có được những đồng tiền này, ngư dân cũng phải “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” với nghề được coi là "vớt vàng trắng" trên biển.
Giá sứa tại Quảng Trị được thu mua với giá từ 12.000 - 14.000 đồng/kg. Khi thuyền bắt đầu vào bờ, sứa sẽ được chuyền từ thuyền lên tập kết trên bãi để chờ thương lái đến thu mua.
Sứa sau khi chuyển vào bờ sẽ được tách riêng từng phần. Sau đó, sứa được đưa về xưởng để chế biến. Với loại sứa đỏ giá thu mua đắt hơn, có thể lên đến hơn 1 triệu đồng/kg.
Mỗi kg giun biển tươi thương lái thu mua tại chỗ giá 50.000 đồng, còn hàng khô là 800.000 đồng/kg. Mỗi ngày bình quân một “thợ săn” kiếm được trên chục kg giun tươi. Lợi nhuận cao, khiến nhiều hộ dân ở các tỉnh đổ về Thừa Thiên - Huế khai thác giun biển.
Buổi trưa cuối tháng 6, nắng như đổ lửa. Vùng nuôi tôm cao triều tại thôn 4, xã Quảng Công (huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) nhộn nhịp hẳn lên bởi đội quân săn giun biển. Họ là những thợ săn giun đến từ các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam.
Mùa “săn” giun biển một năm chỉ tiến hành từ tháng 4 đến tháng 8, khi mực nước triều hạ, lộ ra những vùng cát bãi bồi ven cửa phá, cửa biển. Mỗi kg giun tươi thương lái thu mua tại chỗ giá 50.000 đồng. Mỗi ngày bình quân một “thợ săn” kiếm được trên chục kg. Có gia đình đi cả nhà ra Huế làm nghề này, kiếm tiền triệu/ngày. Ảnh: Giun biển khô có giá 800.000 đồng/kg.
Trong số các nghề đánh bắt được ưa chuộng ở vùng biển, đánh bắt ghẹ là nghề mưu sinh của không ít ngư dân vùng ven biển Quảng Ngãi. Do đánh bắt gần bờ nên ngư dân dùng thuyền nhỏ, bắt đầu ra khơi từ 14 - 17h và trở về vào lúc 3h sáng.
Để săn bắt ghẹ, ngư dân vùng biển bãi ngang (khu vực biển không có cửa neo đậu tàu thuyền) dùng lưới để thả. Lưới đánh bắt bắt ghẹ có mắt to từ 3-4 ngón tay người lớn, với chiều rộng khoảng 2,5m và dài khoảng 50m/tấm.
Với giá bán từ 180-250.000 đồng/kg ghẹ sống, nghề săn bắt ghẹ đã mang lại nguồn thu nhập khá cho hàng ngàn hộ dân vùng bãi ngang ven biển ở Quảng Ngãi.
Ngư dân xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) hay ngư dân Khánh Hòa có thể thu được từ hàng trăm nghìn đến vài triệu đồng mỗi ngày nhờ nghề bẫy mực lá. Việc đánh bắt mực lá bằng lồng diễn ra từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm.
Chỉ với những chiếc bóng giống như chiếc lồng được làm bằng tre thả chìm dưới đáy biển ngư dân ở các xã bãi ngang ven biển Mộ Đức đã có thể dụ được mực... vào trú ngụ để đánh bắt. Với cách thức đánh bắt đơn giản này, đã mang lại nguồn thu nhập cao cho nhiều ngư dân vùng biển.
So với nghề biển khác, nghề “bẫy” mực lá là nghề nhẹ nhàng nhất bởi không tốn chi phí nhiều mà lại thu lợi được cao. Tùy theo số lượng bóng, vị trí thả và "hên, xuôi" mà số lượng mực về mỗi ngày khác nhau. Nhiều ngư dân “trúng mánh”, mỗi ngày có thể kiếm được tiền trăm, thậm chí tiền triệu từ những chiếc lồng "bẫy mực.