Năm 2012, UBND tỉnh Thanh Hóa có quyết định phê duyệt tiểu dự án nâng cấp bến cá Hoằng Phụ (Hoằng Hóa), thuộc dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững với tổng mức đầu tư hơn 46 tỷ đồng. Dự án sau đó được điều chỉnh giảm xuống còn 43,6 tỷ đồng từ nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB). (Ảnh: Công Thương).Dự án do Sở NN&PTNT Thanh Hóa làm chủ đầu tư, bao gồm: Nhà điều hành, sân bến, cọc neo, đậu tàu thuyền, hệ thống điện, cấp thoát nước, bể xử lý nước thải, kè bờ bao, hai nhà tiếp nhận và phân loại thủy hải sản… và nhiều công trình phụ trợ khác. (Ảnh: Dân Việt).Dự án sau khi hoàn thành dự kiến sẽ đảm bảo điều kiện cho việc bốc dỡ, sơ chế, bảo quản khoảng 5.400 tấn thủy sản/năm; cung cấp dịch vụ hậu cần và làm nơi neo đậu, tránh bão cho tàu thuyền trên địa bàn xã Hoằng Phụ và các vùng lân cận. (Ảnh: Người lao động).Đến năm 2017, dự án hoàn thành đưa vào sử dụng và giao cho UBND huyện Hoằng Hóa quản lý. Sau đó, UBND huyện Hoằng Hóa giao cho UBND xã Hoằng Phụ quản lý, khai thác. (Ảnh: Dân Việt).Tuy nhiên sau khi đưa vào sử dụng, chỉ có ít các loại thuyền nhỏ của người dân neo đậu, còn lại các hạng mục khác đều bỏ không suốt nhiều năm qua. (Ảnh: Người lao động).Ông Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch UBND xã Hoằng Phụ (huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hóa) cho báo chí biết: "Thời gian đầu, tàu thuyền vẫn ra vào cảng bình thường. Tuy nhiên, do mưa bão, cửa lạch bị bồi lắng nên tàu thuyền không thể vào được, xã đã phải bỏ ra hơn 1 tỷ đồng để nạo vét nhưng vẫn không thấm vào đâu. Sau đó, không có thuyền bè nào vào neo đậu nữa”. (Ảnh: CAND).Nhiều hạng mục công trình được đầu tư khang trang theo thời gian bị xuống cấp. (Ảnh: Dân Việt).Khu vực được xây dựng khang trang để nhân dân bày bán, trao đổi hải sản nhưng nay đang bị bỏ hoang. (Ảnh: Người lao động).Nhà điều hành cũng luôn trong tình trạng "cửa đóng then cài". (Ảnh: Người lao động).Để tránh lãng phí, UBND huyện Hoằng Hóa đã có tờ trình gửi UBND tỉnh Thanh Hóa đề xuất phương án tổ chức mời doanh nghiệp tư nhân vào đầu tư khai thác, quản lý bến cá và đã được UBND tỉnh Thanh Hóa đồng ý. (Ảnh: Người lao động).Tuy nhiên sau 3 lần đấu giá bất thành, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định số 1507/QĐ-UBND về việc hủy bỏ đề án cho thuê quyền khai thác cảng cá Hoằng Phụ. (Ảnh: Dân Việt).Như vậy, sau 6 năm hoàn thành và đưa vào khai thác, cảng cá hơn 43 tỷ đồng vẫn chưa thể phát huy hiệu quả, tiếp tục gây lãng phí đất đai, tiền bạc đầu tư. (Ảnh: Công Thương).
Năm 2012, UBND tỉnh Thanh Hóa có quyết định phê duyệt tiểu dự án nâng cấp bến cá Hoằng Phụ (Hoằng Hóa), thuộc dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững với tổng mức đầu tư hơn 46 tỷ đồng. Dự án sau đó được điều chỉnh giảm xuống còn 43,6 tỷ đồng từ nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB). (Ảnh: Công Thương).
Dự án do Sở NN&PTNT Thanh Hóa làm chủ đầu tư, bao gồm: Nhà điều hành, sân bến, cọc neo, đậu tàu thuyền, hệ thống điện, cấp thoát nước, bể xử lý nước thải, kè bờ bao, hai nhà tiếp nhận và phân loại thủy hải sản… và nhiều công trình phụ trợ khác. (Ảnh: Dân Việt).
Dự án sau khi hoàn thành dự kiến sẽ đảm bảo điều kiện cho việc bốc dỡ, sơ chế, bảo quản khoảng 5.400 tấn thủy sản/năm; cung cấp dịch vụ hậu cần và làm nơi neo đậu, tránh bão cho tàu thuyền trên địa bàn xã Hoằng Phụ và các vùng lân cận. (Ảnh: Người lao động).
Đến năm 2017, dự án hoàn thành đưa vào sử dụng và giao cho UBND huyện Hoằng Hóa quản lý. Sau đó, UBND huyện Hoằng Hóa giao cho UBND xã Hoằng Phụ quản lý, khai thác. (Ảnh: Dân Việt).
Tuy nhiên sau khi đưa vào sử dụng, chỉ có ít các loại thuyền nhỏ của người dân neo đậu, còn lại các hạng mục khác đều bỏ không suốt nhiều năm qua. (Ảnh: Người lao động).
Ông Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch UBND xã Hoằng Phụ (huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hóa) cho báo chí biết: "Thời gian đầu, tàu thuyền vẫn ra vào cảng bình thường. Tuy nhiên, do mưa bão, cửa lạch bị bồi lắng nên tàu thuyền không thể vào được, xã đã phải bỏ ra hơn 1 tỷ đồng để nạo vét nhưng vẫn không thấm vào đâu. Sau đó, không có thuyền bè nào vào neo đậu nữa”. (Ảnh: CAND).
Nhiều hạng mục công trình được đầu tư khang trang theo thời gian bị xuống cấp. (Ảnh: Dân Việt).
Khu vực được xây dựng khang trang để nhân dân bày bán, trao đổi hải sản nhưng nay đang bị bỏ hoang. (Ảnh: Người lao động).
Nhà điều hành cũng luôn trong tình trạng "cửa đóng then cài". (Ảnh: Người lao động).
Để tránh lãng phí, UBND huyện Hoằng Hóa đã có tờ trình gửi UBND tỉnh Thanh Hóa đề xuất phương án tổ chức mời doanh nghiệp tư nhân vào đầu tư khai thác, quản lý bến cá và đã được UBND tỉnh Thanh Hóa đồng ý. (Ảnh: Người lao động).
Tuy nhiên sau 3 lần đấu giá bất thành, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định số 1507/QĐ-UBND về việc hủy bỏ đề án cho thuê quyền khai thác cảng cá Hoằng Phụ. (Ảnh: Dân Việt).
Như vậy, sau 6 năm hoàn thành và đưa vào khai thác, cảng cá hơn 43 tỷ đồng vẫn chưa thể phát huy hiệu quả, tiếp tục gây lãng phí đất đai, tiền bạc đầu tư. (Ảnh: Công Thương).