Trong đó, phương án 3 được nhiều thành viên lựa chọn nhất với 13/15 phiếu tán thành; phương án 1 được 1/15 thành viên Hội đồng lựa chọn; phương án 2 được 1/15 thành viên Hội đồng lựa chọn.
Đáng chú ý, ngay sau khi thông tin về phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo được công bố, nhiều chuyên gia lên tiếng góp ý, phản biện. Đã có những ý kiến cực gay gắt liên quan đến kiến trúc cây cầu này, đa số là phản đối.
Phương án 3: Xứ Đông Dương
|
Kiến trúc cầu mang phong cách cổ điển xứ Đông Dương. |
Theo phương án này, kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo mang phong cách cổ điển xứ Đông Dương kết nối trục cảnh quan đường Trần Hưng Đạo với các công trình kiến trúc kiểu Pháp, bờ bắc khu vực phát triển mới bắc sông Hồng. Phương án mang dáng vẻ cổ điển, là sự gợi nhớ về vẻ đẹp cổ kính.
|
Phối cảnh cầu Trần Hưng Đạo theo phương án 3 (xứ Đông Dương) về đêm |
Cầu có kết cấu dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực kết hợp trụ tháp kiểu cổ điển, mặt cắt rộng 33,5 mét tương đương 6 làn xe, phần cầu chính dài 828 mét; chiều dài toàn tuyến của cầu (gồm cả đường dẫn, các nút giao cắt) là 5,5km, nằm giữa phạm vi cầu Vĩnh Tuy và cầu Chương Dương. Tổng mức đầu tư dự án là 8.900 tỷ đồng.
|
Phương án gợi nhớ về vẻ đẹp cổ kính, nét xưa cũ về một xứ sở đầy màu sắc và sinh động mà Hà Nội là thủ phủ-xứ Đông Dương. |
Phương án 2: Cánh hạc bay
Cầu lấy ý tưởng từ câu nói nổi tiếng "Chim hồng hạc muốn bay cao phải nhờ ở sáu trụ cánh" của Trần Hưng Đạo, nói lên ý nghĩa về sức mạnh đoàn kết.
|
Cầu thiết kế theo phương án 2. |
Cảm hứng từ câu danh ngôn đưa đến ý tưởng về một kết cấu vừa phóng khoáng như chim hạc, vừa là kết hợp hài hòa giữa các bộ phận cấu thành để tạo nên một thể hoàn chỉnh.
Ba vòm chính mềm mại tương phản với 4 tháp nghiêng hai bên, tương hỗ, neo giữ nhau, tạo thành sự thống nhất giữa các mặt đối lập, như tinh thần hài hòa âm dương.
Sự kết hợp giữa các hình thái kết cấu cầu khiến cho trải nghiệm trên hành trình cầu chính trở nên lí thú, hiệu ứng thị giác đặc biệt ấn tượng và thu hút...
Phương án 1: Người chủ soái
Cây cầu lấy ý tưởng chính từ hình tượng vị tổng tư lệnh Trần Hưng Đạo, vị tướng kiệt xuất của triều Trần. Bố cục tháp chính giữa tượng trưng cho Trần Hưng Đạo, các tháp biên tượng trưng cho toàn quân đoàn kết, hướng về người chỉ huy.
|
Phương án 1 thiết kế theo ý tưởng: Người chủ soái |
Trụ tháp chính giữa có kiến trúc khác biệt với 4 trụ tháp hai bên, gợi nhớ hình ảnh 5 vị tướng giỏi nhất thời Trần gồm: Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư.