Sân bay Vân Đồn đóng cửa 15 ngày: Hàng không Việt càng thêm khó?

Google News

 Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành quyết định đóng cửa tạm thời Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh) trong 15 ngày (kể từ 12h ngày 29/1 đến 12h ngày 13/2/2021) sau khi phát hiện bệnh nhân COVID-19 số 1553 là nhân viên an ninh sân bay Vân Đồn.

Điều chỉnh chuyến bay tới Vân Đồn
Việc tạm thời đóng cửa sân bay Vân Đồn đã khiến nhiều chuyến bay của các Hãng hàng không phải điều chỉnh. Cụ thể, Vietnam Airlines cho biết, hãng đã không khai thác chuyến bay thường lệ đến, đi từ sân bay Vân Đồn kể từ ngày 9/1/2020. Với sân bay gần nhất là Cát Bi (Hải Phòng), Vietnam Airlines sẽ nâng mức độ phòng chống dịch bệnh từ mức 1 lên mức 3 từ 0h00 ngày 29/1.
Trong khi đó, Bamboo Airways cho hay hãng đã điều chỉnh lịch khai thác bay từ 31/1 - 14/2 đến và đi từ sân bay Vân Đồn. Cụ thể, hãng hủy toàn bộ các chuyến bay trên chặng TP.HCM - Vân Đồn và ngược lại trong giai đoạn trên.
Tương tự, Vietjet Air cũng thông báo điều chỉnh một số chuyến bay và khuyến cáo hành khách đeo khẩu trang, tuân thủ các quy định phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế.
San bay Van Don dong cua 15 ngay: Hang khong Viet cang them kho?
Đóng cửa tạm thời sân bay Vân Đồn 15 ngày.
Nếu tính riêng chặng bay Vân Đồn đi TP.HCM, đến thời điểm hiện tại có 3 Hãng hàng không đang khai thác là Vietnam Airlines, Bamboo Airways và Vietjet Air. Mỗi ngày sẽ có khoảng 4 chuyến bay khứ hồi. Trong đó, hãng Vietjet Air có 2 chuyến khởi hành lúc 9:45 và 10:15; Hãng Bamboo Airways có 1 chuyến khởi hành lúc 11:45; Vietnam Airlines cũng có 1 chuyến khởi hành lúc 18:40.
Hãng hàng không nào thiệt hại nặng nề nhất?
Khi các hãng bay trên ở Việt Nam chưa kịp tránh khỏi vòng xoáy thiệt hại do dịch bệnh COVID-19 tác động, nay lại phải điều chỉnh các chuyến bay đi, đến sân bay Vân Đồn tiếp tục khiến các hãng đứng trước nguy cơ thiệt hại.
Trước đó, khi phải gánh khoản lỗ hợp nhất lên đến hơn 10.000 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2020, Vietnam Airlines đã trình phương án xin hỗ trợ từ Chính phủ với số tiền 12.000 tỷ đồng, gồm 4.000 tỷ đồng thông qua cho vay và tăng vốn điều lệ 8.000 tỷ đồng, trong đó phần vốn Nhà nước tương ứng theo tỷ lệ cổ phần nắm giữ là 6.800 tỷ đồng.
Trong nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 14 đã nhất trí đề nghị của Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines.
San bay Van Don dong cua 15 ngay: Hang khong Viet cang them kho?-Hinh-2
 Vietnam Airlines là một trong những hãng bay đối mặt với nhiều khó khăn, thiệt hại do tác động của dịch bệnh COVID-19.
Tuy nhiên, những khó khăn về tình hình kinh doanh của Vietnam Airlines chưa dừng lại ở đó. Trong cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 còn cho thấy, doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của Vietnam Airlines sụt giảm tới 70% so với cùng kỳ, xuống còn 7.600 tỷ đồng.
Tại thời điểm ngày 30/9/2020, tiền gửi ngắn hạn của Vietnam Airlines chỉ còn 656 tỷ đồng, khi mà cuối năm 2019 đạt trên 3.579 tỷ đồng. Trái ngược với tiền mặt co hẹp, nợ phải trả của doanh nghiệp này cũng tăng gấp nhiều lần, vượt 8 lần vốn chủ sở hữu (6.610 tỷ đồng) lên mức 55.759 tỷ đồng.
Đối với Vietjet Air, sau 9 tháng 2020 đã lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh 2.658 tỉ đồng, lỗ sau thuế gần 883 tỷ đồng. Cả năm 2020, Công ty đặt mục tiêu hòa vốn.
Bamboo Airways - hãng hàng không thuộc Tập đoàn FLC - chưa là Công ty đại chúng nên không công bố báo cáo tài chính.
Tuy nhiên, Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Khắc Hải chia sẻ: "Bamboo Airways cũng gặp nhiều khó khăn vì đại dịch và cũng chịu thua lỗ tương ứng với qui mô như các hãng khác. Đội bay của Bamboo Airways bằng 1/3 của Vietjet và bằng 1/4 của Vietnam Airlines thì số lỗ của Bamboo Airways cũng tương tự như vậy".
Khánh Hoài (T/H)

>> xem thêm

Bình luận(0)