Tổng mức đầu tư của Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai) được Quốc hội phê duyệt ở mức 16,03 tỷ USD, gồm 7 đường băng (giai đoạn 1 là một đường băng) với mục tiêu phục vụ 100 triệu lượt hành khách và chuyên chở 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Ảnh: Zing.Nhiều ý kiến cho rằng, suất đầu tư sân bay quốc tế Long Thành chênh khá cao so với sân bay có công suất tương đương ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ảnh: Zing.Tháng 9/2019, Sân bay Quốc tế Đại Hưng (Trung Quốc) chính thức hoạt động và trở thành sân bay bận rộn thứ 2 thế giới. Ảnh: CNN.Khởi công từ năm 2014, sân bay Đại Hưng có tổng chi phí 11,5 tỷ USD. Sân bay có diện tích 47km2, 4 đường băng với nhà ga rộng tương đương 97 sân bóng đá và nhiều robot phục vụ. Ảnh: Getty Imgae.Theo dự kiến, đến năm 2025, sân bay Đại Hưng sẽ phục vụ 72 triệu lượt khách và 2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Trong tương lai, sân bay phấn đấu phục vụ ít nhất 100 triệu lượt khách và 4 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Ảnh: Getty Image.Ngoài Đại Hưng, Trung Quốc còn đang thực hiện một dự án sân bay lớn nữa là Sân bay Quốc tế Chengdu Tianfu ở Thành Đô. Ảnh: Chengdu-expat.Với tổng chi phí hơn 11 tỷ USD, sân bay Chengdu Tianfu sẽ có 6 đường băng và công suất phục vụ 90 triệu hành khách mỗi năm. Sân bay dự kiến hoạt động vào nửa đầu năm 2021. Ảnh: Chengdu-expat.Tháng 10/2018, Thổ Nhĩ Kỳ hoàn thành giai đoạn một sân bay Istanbul với 4 đường băng và một nhà ga có diện tích 1,4 triệu m2. Ảnh: AloTrip.Dự án xây dựng sân bay Istanbul có giá trị lên tới 12 tỷ USD, kết nối các khu vực như Châu Âu, Châu Á và Châu Phi. Ảnh: CNN.Khi toàn bộ sân bay hoàn thiện, sân bay có công suất 200 triệu hành khách, với 6 đường băng và 4 nhà ga. Ảnh: CNN.Một dự án sân bay lớn khác sắp được khởi công tại Philippines là Bulacan, nằm trên tổng diện tích 2.500 hecta. Ảnh: ABS.Sân bay mới sẽ bao gồm 4 đường băng, được kỳ vọng phục vụ khoảng 100 triệu hành khách mỗi năm và có tổng chi phí khoảng 14,47 tỷ USD. Ảnh: ABS.Video; Sân bay quốc tế Long Thành. Nguồn: VTC.
Tổng mức đầu tư của Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai) được Quốc hội phê duyệt ở mức 16,03 tỷ USD, gồm 7 đường băng (giai đoạn 1 là một đường băng) với mục tiêu phục vụ 100 triệu lượt hành khách và chuyên chở 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Ảnh: Zing.
Nhiều ý kiến cho rằng, suất đầu tư sân bay quốc tế Long Thành chênh khá cao so với sân bay có công suất tương đương ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ảnh: Zing.
Tháng 9/2019, Sân bay Quốc tế Đại Hưng (Trung Quốc) chính thức hoạt động và trở thành sân bay bận rộn thứ 2 thế giới. Ảnh: CNN.
Khởi công từ năm 2014, sân bay Đại Hưng có tổng chi phí 11,5 tỷ USD. Sân bay có diện tích 47km2, 4 đường băng với nhà ga rộng tương đương 97 sân bóng đá và nhiều robot phục vụ. Ảnh: Getty Imgae.
Theo dự kiến, đến năm 2025, sân bay Đại Hưng sẽ phục vụ 72 triệu lượt khách và 2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Trong tương lai, sân bay phấn đấu phục vụ ít nhất 100 triệu lượt khách và 4 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Ảnh: Getty Image.
Ngoài Đại Hưng, Trung Quốc còn đang thực hiện một dự án sân bay lớn nữa là Sân bay Quốc tế Chengdu Tianfu ở Thành Đô. Ảnh: Chengdu-expat.
Với tổng chi phí hơn 11 tỷ USD, sân bay Chengdu Tianfu sẽ có 6 đường băng và công suất phục vụ 90 triệu hành khách mỗi năm. Sân bay dự kiến hoạt động vào nửa đầu năm 2021. Ảnh: Chengdu-expat.
Tháng 10/2018, Thổ Nhĩ Kỳ hoàn thành giai đoạn một sân bay Istanbul với 4 đường băng và một nhà ga có diện tích 1,4 triệu m2. Ảnh: AloTrip.
Dự án xây dựng sân bay Istanbul có giá trị lên tới 12 tỷ USD, kết nối các khu vực như Châu Âu, Châu Á và Châu Phi. Ảnh: CNN.
Khi toàn bộ sân bay hoàn thiện, sân bay có công suất 200 triệu hành khách, với 6 đường băng và 4 nhà ga. Ảnh: CNN.
Một dự án sân bay lớn khác sắp được khởi công tại Philippines là Bulacan, nằm trên tổng diện tích 2.500 hecta. Ảnh: ABS.
Sân bay mới sẽ bao gồm 4 đường băng, được kỳ vọng phục vụ khoảng 100 triệu hành khách mỗi năm và có tổng chi phí khoảng 14,47 tỷ USD. Ảnh: ABS.
Video; Sân bay quốc tế Long Thành. Nguồn: VTC.