1. Lắp đặt điều hòa ở góc tường
Nếu định lắp điều hòa ở góc tường với suy nghĩ chúng sẽ giúp nhanh chóng giảm nhiệt và tạo không khí thoáng mát cho căn phòng thì bạn nên từ bỏ ngay. Đây là cách làm hoàn toàn sai lầm. Bởi khi lắp điều hòa ở góc tường nóng sẽ khiến điều hòa vận hành quá tải, chạy tốn điện hơn bình thường.
Thay vào đó, người dùng nên lắp máy ở những vị trí mát mẻ, thoáng đãng và nằm ở trung tâm căn phòng. Có thế, nhiệt độ trong phòng mới có thể giảm nhanh, sau đó từ từ làm mát ở các khu vực tụ nhiều hơi nóng như bề mặt tường, góc nhà.
|
Ảnh minh họa. |
2. Lắp điều hòa có công suất không phù hợp với phòng
Tùy vào thể tích, không gian phòng mà bạn nên chọn điều hòa nhiệt độ có công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nếu phòng to mà công suất điều hòa thấp, nhiệt độ không đủ lạnh sẽ buộc máy phải làm việc liên tục, dẫn tới tốn điện, nóng máy và nhanh hỏng.
Ngược lại, nếu chọn phòng to mà công suất điều hòa thấp, nhiệt độ không đủ lạnh sẽ buộc máy phải làm việc liên tục, dẫn tới tốn điện, nóng máy và nhanh hỏng.
3. Lắp cả cục nóng lẫn cục lạnh chung một phòng
Chuyện này nghe có vẻ hài hước nhưng mới đây, trên facebook có người chia sẻ hình ảnh cả cục nóng và cục lạnh máy điều hòa đều được lắp chung trong phòng với thắc mắc “sao mở điều hòa rồi mà phòng vẫn không thấy mát”.
Nhiều ý kiến bình luận, chính cách lắp để cục nóng, cục lạnh chung một phòng là nguyên nhân khiến điều hòa chạy cả ngày phòng cũng không thể mát.
Theo tư vấn của một trung tâm điện máy ở Hà Nội, điều hòa không khí có 2 bộ phận được gọi là cục nóng và cục lạnh. Bên trong cục lạnh chứa một hệ thống ống tuần hoàn với cục nóng để làm bay hơi một loại chất lỏng gọi là gas lạnh.
Hiểu nôm na là trong quá trình hoạt động, cục lạnh sẽ thổi ra khí lạnh làm mát phòng, còn cục nóng thổi khí nóng được hút từ trong phòng ra bên ngoài.
Như vậy, cục nóng của điều hòa bắt buộc phải lắp ở ngoài phòng để làm nhiệm vụ đẩy khí nóng ra ngoài, còn cục lạnh phải lắp ở trong phòng để thổi ra khí mát làm mát phòng. Trong trường hợp cố tình lắp cả cục nóng và cục lạnh cùng một phòng sẽ dẫn đến hiện tượng khi mới mở điều hòa, nơi có cục lạnh sẽ mát, còn nơi có cục nóng sẽ thổi ra khí nóng.
Tuy nhiên, chỉ cần bật điều hòa nửa tiếng, cả căn phòng sẽ nóng hầm hập. Bởi, lúc này hơi lạnh ở cục lạnh sẽ không đủ để trung hòa phòng nữa vì hơi nóng ở cục nóng thổi ra có nhiệt độ rất lớn, cộng với quạt của cục nóng có lưu lượng luân chuyển không khí lớn nên sẽ nhanh chóng làm nóng cả căn phòng.
Khi đó, điều hòa phải “gồng mình” hoạt động hết công suất. Hậu quả, tiền điện sẽ tăng vùn vụt, đồng thời chiếc máy sẽ hỏng ngay sau vài ngày sử dụng do phải làm việc quá sức.
Việc lắp đặt cả cục nóng và cục lạnh trong cùng một phòng là trường hợp hy hữu. Tuy nhiên, nếu không muốn máy điều hòa nhanh hỏng thì nên chú ý để tránh mắc phải sai lầm này khi lắp đặt.
4. Lắp điều hòa ở phần mặt tường thường xuyên có nắng chiếu
Không ít gia đình chỉ chú trọng tới vị trí lắp đặt máy lạnh mà không để ý đến chỗ đặt cục nóng điều hòa. Theo chuyên gia, lắp đặt giàn nóng điều hòa tại đúng hướng nắng là nguyên nhân hàng đầu rút ngắn ''tuổi thọ'' điều hòa và khiến hóa đơn tiền điện tăng theo cấp số nhân.
Lý do là bởi máy điều hòa sẽ làm việc quá tải khi phải tản nhiệt chiếc tường nóng trước rồi mới tới quá trình làm mát không khí trong phòng. Vì thế, bạn nên lắp điều hòa ở vị trí râm mát (hướng Bắc, Đông của nhà) - nơi ít tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng Mặt trời.
5. Lắp điều hòa quá cũ
Nhiều nhà quyết định mua điều hòa cũ để giảm bớt chi phí. Thế nhưng họ lại không biết, dùng điều hòa cũ chi phí trả tiền điện sẽ cao gấp nhiều lần do hiệu suất làm mát của máy cũ không cao, động cơ yếu. Đó là chưa kể bạn phải tốn tiền bảo trì, sửa chữa do máy đã qua sử dụng thời gian dài.
Theo các chuyên gia, điều hòa nên được thay mới sau 10 năm sử dụng. Máy mới giúp bạn giảm chi phí làm mát từ 30 - 50%, bù vào số tiền bạn bỏ ra mua mới ban đầu. Ngoài ra, máy cần được bảo trì thường xuyên, làm sạch và giữ lỗ thông khí luôn thông thoáng.
6. Lắp điều hòa chung cho cả 2 phòng
Trường hợp này khá phổ biến, bởi nhiều người nghĩ, 2 phòng diện tích nhỏ, nếu lắp một điều hòa chung, đặt ở giữa 2 phòng thì sẽ tiết kiệm được tiền mua máy điều hòa, công lắp đặt hay tiền điện.
Tuy nhiên, dùng 1 điều hòa chung cho 2 phòng thì quá trình làm mát sẽ chậm hơn, tiêu tốn nhiều tiền điện hơn.
Nguyên nhân là do các cục lạnh của điều hòa thường có dạng cánh quạt để thổi luồng không khí mát từ dàn lạnh ra bên ngoài. Khi lắp điều hòa chia đôi 2 phòng, phần gió từ cánh quạt sẽ bị cản khá nhiều bởi bức tường ngăn cách, dẫn đến lãng phí luồng gió lạnh.