1. Không để nhiệt độ quá lạnh vào ban đêm: Trong khi ngủ bạn sẽ không cần nhiệt độ phải lạnh như lúc bạn thức. Bởi vậy, hãy điều chỉnh máy lạnh ở nhiệt độ vừa phải tầm từ 25 - 29 độ khoảng 1 - 2 tiếng trước khi đi ngủ, nhờ đó máy lạnh sẽ phải hoạt động ít hơn và tốn ít điện năng hơn.2. Sử dụng máy lạnh có công suất phù hợp với diện tích phòng: Chọn chiếc máy lạnh có công suất phù hợp với diện tích (hay thể tích) cho căn phòng của bạn, việc này giúp đảm bảo khả năng làm mát của máy lạnh, đồng thời giúp bạn tối ưu được lượng điện năng tiêu thụ, giữ cho máy luôn được bền và hoạt động ổn định.3. Đóng kín cửa khi sử dụng máy lạnh: Nếu khi sử dụng máy lạnh mà bạn để cửa mở thì khí lạnh sẽ bị thoát ra ngoài, nhiệt độ bên ngoài sẽ tác động đến nhiệt độ trong phòng, do đó máy lạnh sẽ phải hoạt động nhiều hơn và tốn rất nhiều điện.4. Vệ sinh máy lạnh định kỳ ít nhất mỗi 3 tháng: Để máy hoạt động tốt, bạn cần phải gọi thợ đến vệ sinh máy lạnh. Việc này có thể giảm đến 15% công suất hoạt động của máy, giúp tiết kiệm một lượng điện rất lớn, đồng thời tăng tuổi thọ của máy.5. Kiểm tra ống dẫn và che chắn cục nóng: Đôi khi bụi bẩn bám trong các ống dẫn hay ống dẫn bị rò rỉ cũng có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hệ thống làm mát của máy, làm tốn rất nhiều điện năng. Nếu lắp cục nóng ở ngoài trời, nên chọn những nơi có bóng mát, được che chắn khỏi ánh sáng mặt trời giúp giảm nhiệt lượng tác động lên cục nóng, tăng tốc độ làm lạnh. Cục nóng cũng nên được lắp cách tường 30cm, vì khi lắp quá sát tường, cục nóng sẽ tỏa nhiệt và ảnh hưởng đến nhiệt độ phòng.6. Sắp xếp lại đồ đạc để không chắn tầm lưu thông gió: Mặc dù máy lạnh có những tấm tản gió giúp đưa khí mát đến đúng hướng mình cần nhưng tốt nhất bạn nên xếp gọn đồ đạc để không làm cản hướng gió, nhờ đó mà bạn cũng sẽ cảm thấy nhanh mát hơn, tiêu tốn ít điện năng hơn.7. Điều chỉnh nhiệt độ phòng hợp lý: Từ 23 đến 27 độ C là nhiệt độ thích hợp để không tốn quá nhiều điện năng mà vẫn duy trì một nhiệt độ vừa phải và phù hợp.8. Không nên để ánh nắng mặt trời chiếu vào phòng: Việc che kín phòng ngăn không cho ánh sáng mặt trời chiếu vào phòng sẽ tránh làm nhiệt độ phòng tăng lên quá cao, bạn có thể sử dụng các tấm rèm màu sáng để che chắn, giảm lượng nhiệt hấp thụ.9. Không nên tắt máy lạnh nếu ra ngoài không quá lâu: Nếu tắt, máy lạnh phải tiêu tốn một lượng điện đáng kể để khởi động lại và làm lạnh phòng lại từ đầu. Tốt nhất bạn hãy tăng nhiệt độ máy lạnh lên nhiệt độ cao nhất (30 đến 32 độ) và đóng tất cả cửa sổ, mành rèm lại. Khi quay trở lại, có thể bạn sẽ thấy nóng trong vài phút nhưng hơi nóng tỏa ra cũng không quá lớn đến mức mà máy lạnh của bạn phải hoạt động để làm mát lại từ đầu.10. Sử dụng quạt kết hợp cùng với máy lạnh: Mặc dù chúng ta dùng máy lạnh để làm mát, tuy nhiên quạt sẽ giúp lưu thông khí mát trong phòng, bạn không cần phải giảm nhiệt độ xuống quá thấp, nhờ đó tốn ít điện hơn.
1. Không để nhiệt độ quá lạnh vào ban đêm: Trong khi ngủ bạn sẽ không cần nhiệt độ phải lạnh như lúc bạn thức. Bởi vậy, hãy điều chỉnh máy lạnh ở nhiệt độ vừa phải tầm từ 25 - 29 độ khoảng 1 - 2 tiếng trước khi đi ngủ, nhờ đó máy lạnh sẽ phải hoạt động ít hơn và tốn ít điện năng hơn.
2. Sử dụng máy lạnh có công suất phù hợp với diện tích phòng: Chọn chiếc máy lạnh có công suất phù hợp với diện tích (hay thể tích) cho căn phòng của bạn, việc này giúp đảm bảo khả năng làm mát của máy lạnh, đồng thời giúp bạn tối ưu được lượng điện năng tiêu thụ, giữ cho máy luôn được bền và hoạt động ổn định.
3. Đóng kín cửa khi sử dụng máy lạnh: Nếu khi sử dụng máy lạnh mà bạn để cửa mở thì khí lạnh sẽ bị thoát ra ngoài, nhiệt độ bên ngoài sẽ tác động đến nhiệt độ trong phòng, do đó máy lạnh sẽ phải hoạt động nhiều hơn và tốn rất nhiều điện.
4. Vệ sinh máy lạnh định kỳ ít nhất mỗi 3 tháng: Để máy hoạt động tốt, bạn cần phải gọi thợ đến vệ sinh máy lạnh. Việc này có thể giảm đến 15% công suất hoạt động của máy, giúp tiết kiệm một lượng điện rất lớn, đồng thời tăng tuổi thọ của máy.
5. Kiểm tra ống dẫn và che chắn cục nóng: Đôi khi bụi bẩn bám trong các ống dẫn hay ống dẫn bị rò rỉ cũng có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hệ thống làm mát của máy, làm tốn rất nhiều điện năng. Nếu lắp cục nóng ở ngoài trời, nên chọn những nơi có bóng mát, được che chắn khỏi ánh sáng mặt trời giúp giảm nhiệt lượng tác động lên cục nóng, tăng tốc độ làm lạnh. Cục nóng cũng nên được lắp cách tường 30cm, vì khi lắp quá sát tường, cục nóng sẽ tỏa nhiệt và ảnh hưởng đến nhiệt độ phòng.
6. Sắp xếp lại đồ đạc để không chắn tầm lưu thông gió: Mặc dù máy lạnh có những tấm tản gió giúp đưa khí mát đến đúng hướng mình cần nhưng tốt nhất bạn nên xếp gọn đồ đạc để không làm cản hướng gió, nhờ đó mà bạn cũng sẽ cảm thấy nhanh mát hơn, tiêu tốn ít điện năng hơn.
7. Điều chỉnh nhiệt độ phòng hợp lý: Từ 23 đến 27 độ C là nhiệt độ thích hợp để không tốn quá nhiều điện năng mà vẫn duy trì một nhiệt độ vừa phải và phù hợp.
8. Không nên để ánh nắng mặt trời chiếu vào phòng: Việc che kín phòng ngăn không cho ánh sáng mặt trời chiếu vào phòng sẽ tránh làm nhiệt độ phòng tăng lên quá cao, bạn có thể sử dụng các tấm rèm màu sáng để che chắn, giảm lượng nhiệt hấp thụ.
9. Không nên tắt máy lạnh nếu ra ngoài không quá lâu: Nếu tắt, máy lạnh phải tiêu tốn một lượng điện đáng kể để khởi động lại và làm lạnh phòng lại từ đầu. Tốt nhất bạn hãy tăng nhiệt độ máy lạnh lên nhiệt độ cao nhất (30 đến 32 độ) và đóng tất cả cửa sổ, mành rèm lại. Khi quay trở lại, có thể bạn sẽ thấy nóng trong vài phút nhưng hơi nóng tỏa ra cũng không quá lớn đến mức mà máy lạnh của bạn phải hoạt động để làm mát lại từ đầu.
10. Sử dụng quạt kết hợp cùng với máy lạnh: Mặc dù chúng ta dùng máy lạnh để làm mát, tuy nhiên quạt sẽ giúp lưu thông khí mát trong phòng, bạn không cần phải giảm nhiệt độ xuống quá thấp, nhờ đó tốn ít điện hơn.