Phó TGĐ Tân Hiệp Phát chia sẻ trải nghiệm “biến điều không thể thành có thể”

Google News

(Kiến Thức) - “Không gì là không thể nếu chúng ta dám quyết tâm đi tới và không bỏ cuộc. Đây là bài học tôi được chứng kiến bằng cuộc sống của ba tôi trong gần 40 năm”, Trần Uyên Phương chia sẻ trong tọa đàm về nữ doanh nhân sáng 2/5.

Pho TGD Tan Hiep Phat chia se trai nghiem “bien dieu khong the thanh co the”
Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát Trần Phương Uyên tại chia sẻ tại tọa đàm 
Khởi sự bằng một dây chuyền phế thải
Trải nghiệm thứ nhất vào năm 1994. “Sau khi thành lập Tân Hiệp Phát, khó khăn muôn bề, nguồn lực thì hạn chế, ba tôi (ông Trần Quý Thanh – người sáng lập Tập đoàn Tân Hiệp Phát - PV), một kĩ sư cơ khí đã quyết định mua lại dây chuyền phế thải đã cắt làm nhiều mảnh của Bia Sài Gòn để đem về tái sử dụng. Không một ai tin là ông có thể làm cho chiếc máy vận hành được”.
Câu nói nổi tiếng của ông Trần Quý Thanh đối với nhân viên Tân Hiệp Phát thời bấy giờ và kể cả đối với những kĩ sư kì cựu của Bia Sài Gòn lúc đó là: “Có cái khung sườn còn tốt hơn là phải chế cái máy từ chỗ không có gì cả”.
Sau 2 năm phục chế, với tất cả sự sáng tạo và nhiệt huyết, dàn máy đã chạy được và đạt công suất tới 80%. “Tân Hiệp Phát đã khởi sự bước vào ngành công nghiệp sản xuất bia, nước giải khát như vậy, với chi phí đầu tư thấp ở mức không thể”, Phó Tổng giám đốc Trần Phương Uyên kể.
Sau 7 năm tham gia ngành bia, năm 2001, Tập đoàn Tân Hiệp Phát mở rộng sang nước uống không cồn. Các nhãn hiệu Pepsi và Cola chiếm gần như toàn bộ thị trường thời bấy giờ. Một doanh nghiệp địa phương, chưa hề có kinh nghiệm về mảng nước giải khát đã liều lĩnh bước vào thị trường mới. Tất cả mọi người kể cả nhân sự cấp cao trực tiếp điều hành đều không tin Tân Hiệp Phát thành công được.
“Phân tích bài học thất bại của các doanh nghiệp trong nước trước đó, chúng tôi xác định muốn có cơ hội thành công Tân Hiệp Phát phải vươn lên ngang bằng với các công ty hàng đầu thế giới về chất lượng, công nghệ, sản xuất, và cả về marketing, điều tưởng như không thể đối với doanh nghiệp Việt Nam”.
Tân Hiệp Phát đã đầu tư lớn mua công nghệ hiện đại nhất thế giới, đầu tư mạnh cho R&D để phát triển sản phẩm phù hợp khẩu vị người Việt, thuê các công ty tư vấn hàng đầu thế giới làm marketing như Saatchi & Saatchi, O&M, Dentsu. Sau 7 năm, một loạt sản phẩm như nước tăng lực No1, Trà Xanh Không độ, Trà Dr. Thanh,... đã đột phá thị trường, tạo ra trào lưu tiêu dùng mới, đưa Tân Hiệp Phát vươn lên chiếm thị phần lớn thứ 2 Việt Nam, vượt trên cả Coca Cola.
Đến nay, Tân Hiệp Phát luôn giữ vững vị trí số 2 ngành nước giải khát, đứng đầu ngành ngành giải khát có lợi cho sức khoẻ và là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất trong TOP 5 doanh nghiệp nước giải khát lớn nhất Việt Nam.
Triển khai hệ thống ERP – Tân Hiệp Phát từ chỗ đi xe đạp sang đi hỏa tiễn
“Khi doanh nghiệp đã lớn mạnh, muốn phát triển ổn định, đi xa, cạnh tranh được với thế giới thì nhất định phải thay đổi cách quản trị theo hướng chuyên nghiệp”, tác giả cuốn sách “Vượt lên người khổng lồ” (Competing With Giants) nói.
Năm 1997, Tân Hiệp Phát quyết tâm thay đổi mạnh từ việc quản lý kiểm soát không có hệ thống, thậm chí tận dụng cả vé giữ xe đạp thay cho phiếu xuất hàng chuyển sang quản lý theo chuẩn quốc tế ISO. “Đơn vị tư vấn liên tục từ chối vì sau một vài dự án không thành công, họ tin ngành bia Việt Nam không thể đạt chứng nhận ISO”, nữ doanh nhân 8X Trần Phương Uyên nhớ lại.
Nhưng chỉ sau 5 tháng 19 ngày, Tân Hiệp Phát đã đạt chứng nhận ISO. “Với trình độ toàn công ty chưa đến 20 nhân sự có được bằng đại học, trong hơn 5 tháng đó chúng tôi đã kiên trì làm việc mỗi ngày từ 8h sáng hôm nay đến 5h sáng hôm sau”.
Không dừng lại ở đó, năm 2002, Tân Hiệp Phát tiếp tục nghiên cứu mô hình quản trị và tin học hóa. Tân Hiệp Phát cũng là doanh nghiệp Việt đầu tiên của ngành hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam triển khai ứng dụng giải pháp phần mềm ERP quản trị tổng thể nguồn lực doanh nghiệp, theo kịp các công ty đa quốc gia.
Đây là dự án nhiều triệu đô la, với giải pháp do công ty Baan, Hà Lan thiết kế. Ứng dụng ERP thành công, giá trị đem lại là một hệ thống quản trị hiện đại hàng đầu thế giới, 1 hệ thống kiểm soát nghiêm ngặt theo chuẩn quốc tế.
Giám đốc điều hành sản xuất của Bia Carlsberg tại Anh sang hỗ trợ triển khai dự án tại Tân Hiệp Phát đã phải thốt lên: Tân Hiệp Phát đã chuyển từ đixe đạp sang đi hoả tiễn khi dám triển khai hệ thống ERP.
Khi đó, Trần Phương Uyên mới du học nước ngoài về và làm việc ở công ty được 6 tháng, sau 6 tháng miệt mài tôi được giao trực tiếp làm giám đốc dự án. “Tôi đã phải nỗ lực rất nhiều để khẳng định được mình trong một doanh nghiệp sản xuất và thoát khỏi cái bóng “con ông chủ”, cô kể.
Pho TGD Tan Hiep Phat chia se trai nghiem “bien dieu khong the thanh co the”-Hinh-2
 “Competing with Giants” của nữ doanh nhân Trần Uyên Phương là cuốn đầu tiên do người Việt viết được ForbesBooks xuất bản
Kết quả mới là sự xác nhận chứ không phải giới tính
Trải nghiệm thứ ba mà nữ doanh nhân Trần Phương Uyên chia sẻ là câu chuyện của nữ giới trong kinh doanh, câu chuyện của thế hệ lãnh đạo trẻ - 8X, 9X.
“Tôi vẫn chia sẻ với các bạn sinh viên nữ và nữ nhân viên của mình: Chúng ta không cần trở nên giống nam giới. Phụ nữ giống như dòng nước, rất uyển chuyển, nhẹ nhàng nhưng vẫn quyết đoán, mạnh liệt và bền bĩ. Ông bà ta không tự nhiên có câu: lạt mềm buộc chặt. Theo tôi đây chính là điểm mạnh của phụ nữ”.
Phó tổng giám đốc Tân Hiệp Phát Trần Phương Uyên cho biết hoàn toàn đồng thuận với quan điểm của bà Cindy Hook, Tổng Giám đốc Deloitte châu Á - Thái Bình Dương: Chúng ta nhìn vào điểm mạnh để phát huy và kết quả sẽ là sự xác nhận chứ không phải giới tính.
“Làm việc tại Tân Hiệp Phát, tôi cũng phải phấn đấu từ vị trí thấp đến cao, ai kêu gì tôi cũng làm, miễn là có cơ hội để được học thêm, hiểu thêm. Dần dần tôi được giao các vị trí quản lý”.
Tác giả cuốn sách “Vượt lên người khổng lồ” cho rằng, các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam từ giai đoạn đầu đổi mới đến nay đã hình thành được 25 – 30 năm, thế hệ doanh nhân đầu tiên đang từng bước chuyển giao cho cho thế hệ sau. Vấn đề là là làm sao để những giá trị hữu hình và vô hình mà thế hệ đầu tiên đã tạo ra được kế thừa và phát triển, để doanh nghiệp tiếp tục phát triển và đất nước ta có một đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp hùng mạnh.
“Với Tân Hiệp Phát, chúng tôi tin một sứ mệnh rõ ràng và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp chính là tài sản vô hình, là văn hóa và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Không gì là không thể chính là một trong những giá trị cốt lõi quan trọng nhất của Tân Hiệp Phát. Những tài sản vô hình này phải được vun đắp, kế thừa qua các thế hệ”, nữ doanh nhân Trần Phương Uyên khẳng định.
Đây cũng chính là thách thức của thế hệ thứ nhất chuyển giao cho thế hệ thứ 2. Thế hệ thứ 2 cần sở hữu tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp và gia đình chính là cái nôi để rèn giũa những giá trị của cá nhân. “Tôi nhìn thấy sứ mệnh của mình trong thế hệ chuyển tiếp là “Đem thương hiệu Việt ra thế giới”, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát chia sẻ.
PV

>> xem thêm

Bình luận(0)