Theo zing.vn, trong các năm 2020 và 2021, vốn chủ sở hữu Pacific Airlines lần lượt âm 2.275 tỷ và âm 4.583 tỷ đồng. Hãng bay này không đáp ứng được điều kiện vốn tối thiểu 600 tỷ đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không có đội máy bay từ 11 đến 30 chiếc.
"Nếu Pacific Airlines không bổ sung thêm vốn để duy trì vốn tối thiểu theo Nghị định 89 thì giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không của hãng bay này sẽ bị hủy bỏ theo quy định của pháp luật", văn bản của Cục Hàng không nêu rõ.
|
Pacific Airlines trước nguy cơ hủy bỏ giấy phép kinh doanh - Ảnh: VNA |
Cục Hàng không yêu cầu Pacific Airlines báo cáo tổng quan về tình hình hoạt động của hãng, trong đó cung cấp báo cáo tài chính, mạng bay, sản lượng và thị phần vận chuyển 6 tháng đầu năm 2022.
Hãng hàng không Pacific Airlines được thành lập năm 1991, là hãng bay giá rẻ thuộc sở hữu Nhà nước đầu tiên tại Việt Nam. Đến năm 1995 Pacific Airlines trở thành đơn vị thành viên của Vietnam Airlines.
Năm 2005 do kinh doanh thua lỗ, Chính phủ quyết định chuyển toàn bộ 86,49% cổ phần tại Vietnam Airlines về Bộ Tài chính quản lý và tái cơ cấu.
Tháng 8/2006 Pacific Airlines do Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), trực thuộc Bộ Tài chính điều hành.
Năm 2007, Tập đoàn Qantas (Úc) ký hợp đồng mua lại 30% cổ phần của Pacific Airlines và chính thức đổi sang thương hiệu Jetstar Pacific Airlines từ ngày 23/5/2008.
Đến năm 2011, hãng hay này lỗ liên tiếp, phải tái cơ cấu sở hữu và rà soát lại toàn bộ hoạt động.
Tháng 2/2020, Vietnam Airlines trở thành cổ đông lớn nhất của Jesstar Pacific sau khi liên tiếp nhận quyền đại diện phần vốn nhà nước từ SCIC với 70% cổ phần. Sau 13 năm, Qantas chính thức rút khởi thị trường Việt Nam.
Theo Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2022 của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) sở hữu 68,85% cổ phần tại Pacific Airlines. Ngoài ra, Vietnam Airlines ghi nhận một khoản nợ xấu lên đến 149,351 tỷ đồng tại Pan Pacific Airlines, giá trị có thể thu hồi là 42,772 tỷ đồng.