1. Google: Logo của Google hiện nay chính là kết quả của sự thay đổi chấn động vào năm 2015. Ngày 1/9/2015, "gã khổng lồ" ngành công nghệ đã tiến hành thay đổi logo chính thức, chuyển từ font chữ kiểu serif (có chân) sang kiểu sans-serif (không chân), hoàn toàn chỉ sử dụng các hình tròn và hình chữ nhật để tạo thành. Vẫn giữ nguyên 4 màu cơ bản nhưng có phần điều chỉnh cho đỡ chói hơn trước. Theo Google cho biết, logo mới của họ thể hiện sự đơn giản, gọn gàng, thanh thoát và thân thiện hơn với người sử dụng. Tuy nhiên, sự thay đổi đã nhận lại khá nhiều luồng ý kiến chê bai là không khác gì chữ cái được dùng trong trường mẫu giáo cho trẻ nhỏ. Sự đơn giản ở đây bị cho là quá mức và có phần tẻ nhạt.
2. Yahoo: Ngày 5/9/2013, Yahoo - "gã khổng lồ" Internet 1 thời đã thay đổi bộ nhận diện của mình. Thiết kế mới của Yahoo lại trở thành dạng 3D chứ không phẳng như hầu hết các công ty công nghệ khác. Phông chữ mới của Yahoo có phần cứng cáp, sắc mảnh và chắc chắn hơn; chiều cao các chữ cũng không còn lộn xộn như logo cũ. Dù mong muốn thể hiện sự trẻ trung, năng động và gần gũi, phù hợp với tầng lớp trẻ tuổi nhưng nhiều người cho rằng logo mới Yahoo như ai đó đã tạo ra với các phông chữ clipart từ đầu thập niên 90, gợi liên tưởng đến biểu tượng của những thương hiệu mỹ phẩm hơn là công nghệ.
3. Pepsi: Tháng 10/2008, thương hiệu nước giải khát top đầu thế giới - Pepsi cho ra mắt mẫu logo hoàn toàn mới. Tuy vẫn giữ màu sắc xanh - đỏ chủ đạo nhưng đường lượn sóng ở giữa đã bị thay đổi. Phông chữ in đậm, nghiêng cũ được thay bằng phông mảnh và mềm mại hơn. Logo mới của Pepsi nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều khi nhiều người cho rằng đường lượn sóng đã bị “bóp méo thảm hại”. Phần đông cho rằng logo mới đã bị mất phá vỡ sự cân bằng, không có năng lượng, không sinh động và sôi nổi như trước. Có người còn nghi ngờ logo này ăn cắp ý tưởng từ chiến dịch vận động tranh cử của Tổng thống Mỹ Obama.
4. Verizon: Verizon được mệnh danh là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất Hoa Kỳ. Verizon đã thay đổi logo của mình vào ngày 2/9/2015, chỉ sau Google đúng 1 ngày. Thiết kế mới vẫn chọn phông chữ cũ nhưng không in nghiêng. Chữ Z và dấu tick (chữ V) được thay đổi hoàn toàn so với logo cũ (trước đó riêng chữ Z có màu đỏ và kéo dài tạo cảm giác tốc độ cao, dấu tick mở rộng phía trên được bôi màu đỏ, mang ý nghĩa sự hiệu quả và hài lòng). Tuy vậy, nhiều người cảm thấy thất vọng vì logo mới thật sự kém ‘’chất’’ hơn logo cũ rất nhiều, nhìn đơn giản “quá mức” so với logo cũ. Logo mới bị coi như 1 bước đi lùi, khiến thương hiệu không còn nổi bật như xưa.
5. Gap: Ngày 6/10/2010, Gap - hãng bán lẻ thời trang lớn nhất nước Mỹ đã quyết định thay đổi hoàn toàn định dạng thương hiệu của mình. Logo cũ là hình vuông màu xanh bao phủ lấy chữ Gap in hoa màu trắng. Ở logo mới, chữ Gap được đổi thành màu đen thay vì màu trắng như trước đây, đi kèm theo đó là một hình vuông nhỏ màu xanh, nằm rất khiêm nhường bên cạnh chữ “p”. Biểu tượng mới này đã nhận một làn sóng phản dối giận dữ từ phía công chúng. Những người đã từng là ‘’fan cứng’’ của Gap cho rằng logo mới đã mất đi dáng vẻ đơn giản, tinh tế mà vẫn thanh lịch. Phông chữ kiểu Helvetica đơn điệu đã làm giảm hẳn sự nổi bật của logo, khiến có phần trông công nghiệp và ‘’kém sang’’ hơn rất nhiều. Chỉ sau 6 ngày sau, Gap đã phải đổi lại logo cũ vì không chịu nổi sức ép từ dư luận và người đã phê duyệt cho logo mới đã phải từ chức.
6. Tropicana: Đầu năm 2009, nhãn hiệu nước trái cây nổi tiếng Tropicana quyết định thay đổi logo mới trên vỏ bao bì. Biểu tượng cũ hình trái cam tươi chín mọng, căng tròn được cắm chiếc ống hút lệch quen thuộc đã bị thay thế thành một hình ảnh mới có màu vàng, hết sức trừu tượng và khó hiểu. Logo mới đã bị người dùng Internet phản đối mạnh mẽ, liên tục chê bai với các từ như “ngu ngốc”, “xấu xí”, “rẻ tiền” để mô tả. Sau chỉ 1 tháng dùng logo mới, doanh thu sụt giảm đến 20% khiến cho nhà sản xuất phải vội đổi về mẫu thiết kế cũ.
7. Foursquare: Đầu năm 2014, mạng xã hội địa điểm nổi tiếng Foursquare tiến hành thay đổi logo khi chuẩn bị tách dịch vụ thành hai ứng dụng riêng biệt: Swarm sẽ đảm nhận nhiệm vụ “check-in” còn Foursquare là nơi đưa ra các gợi ý về dịch vụ, quán ăn, các địa điểm giải trí... dựa trên đánh giá của người tiêu dùng cũng như các chuyên gia. Biểu tượng cũ gồm đầy đủ các chữ cái đã được thay đổi hoàn toàn, chỉ còn lại duy nhất 1 chữ “F” in hoa, phía trong màu trắng, phía ngoài có viền màu hồng đậm. Tuy đã rút gọn chữ để nhìn đơn giản, trẻ trung và “xì tin” hơn, nhưng giới trẻ không nhiều người hưởng ứng logo này. Họ cho rằng nó hoàn toàn “vô nghĩa”, nhìn giống 1 chiếc “đinh ghim” trên bản đồ.
8. MySpace: Mạng xã hội đình đám một thời MySpace từng có đông người truy cập nhất thế giới, cho đến trước khi bị soán ngôi bởi Facebook năm 2008. Tháng 10/2010, MySpace cho ra mắt logo mới. Biểu trưng 3 hình người đứng cạnh nhau đã bị xóa. Thay vào đó có thêm 1 dấu ‘cách’ nằm dưới chữ ‘space’, tượng trưng cho “khoảng không gian để người dùng có thể làm bất cứ gì họ thích”. Tuy vậy, logo này đã bị chê là “ngu ngốc”, “mờ mịt”, khiến nhiều người cảm thấy chỉ được chừa ra 1 khoảng không rất nhỏ, không đủ để chat chit hay tán gẫu. Kết quả, đến tháng 9/2012, công ty này buộc phải thay đổi lại thiết kế về gần giống như trước khi số lượng thành viên của MySpace ngày càng giảm.
9. Capital One: Là một trong 10 ngân hàng lớn nhất khu vực Bắc Mỹ, và cũng nằm trong danh sách Fortune 500. Năm 2008, Capital One quyết định thay đổi sang mẫu logo mới, kỳ vọng sẽ đem lại những điều mới mẻ. Phông chữ cũ hầu như được giữ nguyên, chỉ riêng mình chữ “One” in màu đậm hơn. Thay đổi lớn rõ ràng nhất là có thêm 1 hình bán nguyệt màu đỏ. Tuy vậy, biểu tượng mới này bị nhiều người coi là “sự sao chép trắng trợn” từ logo của Nike, hãng thời trang thể thao số 1 thế giới cũng có logo hình bán nguyệt.
10. Bing: Giữa tháng 9/2013, Microsoft quyết định thay đổi logo cho công cụ tìm kiếm của mình là Bing. Chữ màu xanh quen thuộc được đổi thành màu vàng khá dịu mắt. Nét chữ cũng cao hơn, thanh và góc cạnh hơn, sử dụng font Segoe giống như font dùng cho các sản phẩm nổi tiếng khác của Microsoft như Windows, Office. Theo Microsoft, logo Bing mới trông “sáng sủa” hơn, đơn giản và trực quan, hứa hẹn những thay đổi lớn và tích cực trong tương lai. Vậy nhưng, việc đổi hoàn toàn màu xanh sang màu vàng làm nhiều người phàn nàn rằng họ không nhận ra đây là công cụ tìm kiếm quen thuộc của Microsoft nữa. Icon chữ “b” cách điệu ngoài cùng bên trái phải hứng chịu nhiều chỉ trích nhất, khi có ý kiến cho rằng nhìn thật “điên rồ” và không hề liên quan đến một công cụ tìm kiếm.
1. Google: Logo của Google hiện nay chính là kết quả của sự thay đổi chấn động vào năm 2015. Ngày 1/9/2015, "gã khổng lồ" ngành công nghệ đã tiến hành thay đổi logo chính thức, chuyển từ font chữ kiểu serif (có chân) sang kiểu sans-serif (không chân), hoàn toàn chỉ sử dụng các hình tròn và hình chữ nhật để tạo thành. Vẫn giữ nguyên 4 màu cơ bản nhưng có phần điều chỉnh cho đỡ chói hơn trước. Theo Google cho biết, logo mới của họ thể hiện sự đơn giản, gọn gàng, thanh thoát và thân thiện hơn với người sử dụng. Tuy nhiên, sự thay đổi đã nhận lại khá nhiều luồng ý kiến chê bai là không khác gì chữ cái được dùng trong trường mẫu giáo cho trẻ nhỏ. Sự đơn giản ở đây bị cho là quá mức và có phần tẻ nhạt.
2. Yahoo: Ngày 5/9/2013, Yahoo - "gã khổng lồ" Internet 1 thời đã thay đổi bộ nhận diện của mình. Thiết kế mới của Yahoo lại trở thành dạng 3D chứ không phẳng như hầu hết các công ty công nghệ khác. Phông chữ mới của Yahoo có phần cứng cáp, sắc mảnh và chắc chắn hơn; chiều cao các chữ cũng không còn lộn xộn như logo cũ. Dù mong muốn thể hiện sự trẻ trung, năng động và gần gũi, phù hợp với tầng lớp trẻ tuổi nhưng nhiều người cho rằng logo mới Yahoo như ai đó đã tạo ra với các phông chữ clipart từ đầu thập niên 90, gợi liên tưởng đến biểu tượng của những thương hiệu mỹ phẩm hơn là công nghệ.
3. Pepsi: Tháng 10/2008, thương hiệu nước giải khát top đầu thế giới - Pepsi cho ra mắt mẫu logo hoàn toàn mới. Tuy vẫn giữ màu sắc xanh - đỏ chủ đạo nhưng đường lượn sóng ở giữa đã bị thay đổi. Phông chữ in đậm, nghiêng cũ được thay bằng phông mảnh và mềm mại hơn. Logo mới của Pepsi nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều khi nhiều người cho rằng đường lượn sóng đã bị “bóp méo thảm hại”. Phần đông cho rằng logo mới đã bị mất phá vỡ sự cân bằng, không có năng lượng, không sinh động và sôi nổi như trước. Có người còn nghi ngờ logo này ăn cắp ý tưởng từ chiến dịch vận động tranh cử của Tổng thống Mỹ Obama.
4. Verizon: Verizon được mệnh danh là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất Hoa Kỳ. Verizon đã thay đổi logo của mình vào ngày 2/9/2015, chỉ sau Google đúng 1 ngày. Thiết kế mới vẫn chọn phông chữ cũ nhưng không in nghiêng. Chữ Z và dấu tick (chữ V) được thay đổi hoàn toàn so với logo cũ (trước đó riêng chữ Z có màu đỏ và kéo dài tạo cảm giác tốc độ cao, dấu tick mở rộng phía trên được bôi màu đỏ, mang ý nghĩa sự hiệu quả và hài lòng). Tuy vậy, nhiều người cảm thấy thất vọng vì logo mới thật sự kém ‘’chất’’ hơn logo cũ rất nhiều, nhìn đơn giản “quá mức” so với logo cũ. Logo mới bị coi như 1 bước đi lùi, khiến thương hiệu không còn nổi bật như xưa.
5. Gap: Ngày 6/10/2010, Gap - hãng bán lẻ thời trang lớn nhất nước Mỹ đã quyết định thay đổi hoàn toàn định dạng thương hiệu của mình. Logo cũ là hình vuông màu xanh bao phủ lấy chữ Gap in hoa màu trắng. Ở logo mới, chữ Gap được đổi thành màu đen thay vì màu trắng như trước đây, đi kèm theo đó là một hình vuông nhỏ màu xanh, nằm rất khiêm nhường bên cạnh chữ “p”. Biểu tượng mới này đã nhận một làn sóng phản dối giận dữ từ phía công chúng. Những người đã từng là ‘’fan cứng’’ của Gap cho rằng logo mới đã mất đi dáng vẻ đơn giản, tinh tế mà vẫn thanh lịch. Phông chữ kiểu Helvetica đơn điệu đã làm giảm hẳn sự nổi bật của logo, khiến có phần trông công nghiệp và ‘’kém sang’’ hơn rất nhiều. Chỉ sau 6 ngày sau, Gap đã phải đổi lại logo cũ vì không chịu nổi sức ép từ dư luận và người đã phê duyệt cho logo mới đã phải từ chức.
6. Tropicana: Đầu năm 2009, nhãn hiệu nước trái cây nổi tiếng Tropicana quyết định thay đổi logo mới trên vỏ bao bì. Biểu tượng cũ hình trái cam tươi chín mọng, căng tròn được cắm chiếc ống hút lệch quen thuộc đã bị thay thế thành một hình ảnh mới có màu vàng, hết sức trừu tượng và khó hiểu. Logo mới đã bị người dùng Internet phản đối mạnh mẽ, liên tục chê bai với các từ như “ngu ngốc”, “xấu xí”, “rẻ tiền” để mô tả. Sau chỉ 1 tháng dùng logo mới, doanh thu sụt giảm đến 20% khiến cho nhà sản xuất phải vội đổi về mẫu thiết kế cũ.
7. Foursquare: Đầu năm 2014, mạng xã hội địa điểm nổi tiếng Foursquare tiến hành thay đổi logo khi chuẩn bị tách dịch vụ thành hai ứng dụng riêng biệt: Swarm sẽ đảm nhận nhiệm vụ “check-in” còn Foursquare là nơi đưa ra các gợi ý về dịch vụ, quán ăn, các địa điểm giải trí... dựa trên đánh giá của người tiêu dùng cũng như các chuyên gia. Biểu tượng cũ gồm đầy đủ các chữ cái đã được thay đổi hoàn toàn, chỉ còn lại duy nhất 1 chữ “F” in hoa, phía trong màu trắng, phía ngoài có viền màu hồng đậm. Tuy đã rút gọn chữ để nhìn đơn giản, trẻ trung và “xì tin” hơn, nhưng giới trẻ không nhiều người hưởng ứng logo này. Họ cho rằng nó hoàn toàn “vô nghĩa”, nhìn giống 1 chiếc “đinh ghim” trên bản đồ.
8. MySpace: Mạng xã hội đình đám một thời MySpace từng có đông người truy cập nhất thế giới, cho đến trước khi bị soán ngôi bởi Facebook năm 2008. Tháng 10/2010, MySpace cho ra mắt logo mới. Biểu trưng 3 hình người đứng cạnh nhau đã bị xóa. Thay vào đó có thêm 1 dấu ‘cách’ nằm dưới chữ ‘space’, tượng trưng cho “khoảng không gian để người dùng có thể làm bất cứ gì họ thích”. Tuy vậy, logo này đã bị chê là “ngu ngốc”, “mờ mịt”, khiến nhiều người cảm thấy chỉ được chừa ra 1 khoảng không rất nhỏ, không đủ để chat chit hay tán gẫu. Kết quả, đến tháng 9/2012, công ty này buộc phải thay đổi lại thiết kế về gần giống như trước khi số lượng thành viên của MySpace ngày càng giảm.
9. Capital One: Là một trong 10 ngân hàng lớn nhất khu vực Bắc Mỹ, và cũng nằm trong danh sách Fortune 500. Năm 2008, Capital One quyết định thay đổi sang mẫu logo mới, kỳ vọng sẽ đem lại những điều mới mẻ. Phông chữ cũ hầu như được giữ nguyên, chỉ riêng mình chữ “One” in màu đậm hơn. Thay đổi lớn rõ ràng nhất là có thêm 1 hình bán nguyệt màu đỏ. Tuy vậy, biểu tượng mới này bị nhiều người coi là “sự sao chép trắng trợn” từ logo của Nike, hãng thời trang thể thao số 1 thế giới cũng có logo hình bán nguyệt.
10. Bing: Giữa tháng 9/2013, Microsoft quyết định thay đổi logo cho công cụ tìm kiếm của mình là Bing. Chữ màu xanh quen thuộc được đổi thành màu vàng khá dịu mắt. Nét chữ cũng cao hơn, thanh và góc cạnh hơn, sử dụng font Segoe giống như font dùng cho các sản phẩm nổi tiếng khác của Microsoft như Windows, Office. Theo Microsoft, logo Bing mới trông “sáng sủa” hơn, đơn giản và trực quan, hứa hẹn những thay đổi lớn và tích cực trong tương lai. Vậy nhưng, việc đổi hoàn toàn màu xanh sang màu vàng làm nhiều người phàn nàn rằng họ không nhận ra đây là công cụ tìm kiếm quen thuộc của Microsoft nữa. Icon chữ “b” cách điệu ngoài cùng bên trái phải hứng chịu nhiều chỉ trích nhất, khi có ý kiến cho rằng nhìn thật “điên rồ” và không hề liên quan đến một công cụ tìm kiếm.