10h sáng, bà Mai Hương túc tắc chuẩn bị nguyên liệu cho quán ăn của mình. Vó bò Hòa Mã là địa chỉ được những người sành nhậu ở Hà Nội biết tới. Trước dịch, quán luôn cũng đông đúc, có ngày bà Hương làm việc liên tục từ 9h tới 23h."Khách nhậu chuộng đồ ăn nóng hổi, ngồi tại quán khi nào cũng có không khí hơn. Vậy nên khi chuyển qua bán mang về, lượng khách nhà tôi cũng giảm đi một nửa", chủ quán ăn có thâm niên gần 40 năm nói.Phía trong nhà, bàn ghế vẫn được cất gọn mấy tháng nay. Từ khi Hà Nội hết giãn cách, quán bà Hương chỉ làm việc tới khoảng 18h là hết khách.Cùng nằm trên con phố Hòa Mã, tiệm bánh mì bít tết Hoàng Long vẫn đóng cửa im lìm. Trước dịch, đây cũng là địa điểm ăn trưa được nhiều người yêu thích. Ngoài bán tại chỗ, quán còn bán mang về. Tuy nhiên sau khi Hà Nội nới lỏng giãn cách, quán vẫn trong cảnh cửa đóng then cài.Giống như nhiều tiệm ăn nổi tiếng trên phố cổ khác, phở Thìn 13 Lò Đúc không chọn hình thức bán cho khách mang về mà tiếp tục đóng cửa.Tại tiệm phở gà Mai Anh trên phố Lê Văn Hưu không còn cảnh đông đúc khách hàng như trước dịch.Chị Nguyễn Ngọc Loan cho biết khi dịch Covid-19 chưa bùng phát, mỗi ngày, tiệm phở tiêu thụ trên dưới 40 con gà, gấp 4 lần số lượng hiện tại bán mang về."Vì khách không đông, chỉ còn lại 30% so với trước đây nên khi có đơn hàng tôi mới xé gà để giữ lại vị ngọt, tránh bị khô", chị Loan nói khi sắp đơn hàng cho khách.12h, quán bún móng sườn trên phố Hòe Nhai vắng khách. Anh Đức Hiếu (chủ quán) kéo ghế ngồi trước cửa nghỉ ngơi. Trước dịch, tầm giờ này anh cùng mẹ bán hàng không xuể, việc quá giờ cơm trưa là chuyện thường thấy."Dịch thế này ít khách lắm. Chỉ còn 30% so với ngày trước. Mở lại nhưng mình tôi trông quán là đủ. Giờ bán chủ yếu để giữ khách chứ thu nhập được bao nhiêu thì bao, tôi không kỳ vọng nhiều", anh Hiếu nói.Không bán hàng qua các kênh giao đồ ăn, ông Thắng vẫn tất bật với những bát mì vằn thắn của tiệm mình. Nằm trên phố Mai Hắc Đế, tiệm mì của ông cũng là một địa chỉ lâu năm nhiều người biết tới.Lượng khách không còn đông, thu nhập bị ảnh hưởng nhưng ông Thắng vẫn lấy làm may mắn vì tình hình dịch đã được kiểm soát như hiện nay. Mỗi ngày gia đình ông cũng bán được hơn 100 suất ăn mang về với mức giá trung bình 45.000 đồng/tô."Quán tôi bán ăn tại chỗ là chủ yếu. Trước kia phố xá nhộn nhịp, khách Tây, khách ta lui tới đủ cả. Giờ vắng khách rồi, ai ăn quen thì qua mua mang về hoặc gọi điện thì chúng tôi giao tới", chủ quán nói.
10h sáng, bà Mai Hương túc tắc chuẩn bị nguyên liệu cho quán ăn của mình. Vó bò Hòa Mã là địa chỉ được những người sành nhậu ở Hà Nội biết tới. Trước dịch, quán luôn cũng đông đúc, có ngày bà Hương làm việc liên tục từ 9h tới 23h.
"Khách nhậu chuộng đồ ăn nóng hổi, ngồi tại quán khi nào cũng có không khí hơn. Vậy nên khi chuyển qua bán mang về, lượng khách nhà tôi cũng giảm đi một nửa", chủ quán ăn có thâm niên gần 40 năm nói.
Phía trong nhà, bàn ghế vẫn được cất gọn mấy tháng nay. Từ khi Hà Nội hết giãn cách, quán bà Hương chỉ làm việc tới khoảng 18h là hết khách.
Cùng nằm trên con phố Hòa Mã, tiệm bánh mì bít tết Hoàng Long vẫn đóng cửa im lìm. Trước dịch, đây cũng là địa điểm ăn trưa được nhiều người yêu thích. Ngoài bán tại chỗ, quán còn bán mang về. Tuy nhiên sau khi Hà Nội nới lỏng giãn cách, quán vẫn trong cảnh cửa đóng then cài.
Giống như nhiều tiệm ăn nổi tiếng trên phố cổ khác, phở Thìn 13 Lò Đúc không chọn hình thức bán cho khách mang về mà tiếp tục đóng cửa.
Tại tiệm phở gà Mai Anh trên phố Lê Văn Hưu không còn cảnh đông đúc khách hàng như trước dịch.
Chị Nguyễn Ngọc Loan cho biết khi dịch Covid-19 chưa bùng phát, mỗi ngày, tiệm phở tiêu thụ trên dưới 40 con gà, gấp 4 lần số lượng hiện tại bán mang về.
"Vì khách không đông, chỉ còn lại 30% so với trước đây nên khi có đơn hàng tôi mới xé gà để giữ lại vị ngọt, tránh bị khô", chị Loan nói khi sắp đơn hàng cho khách.
12h, quán bún móng sườn trên phố Hòe Nhai vắng khách. Anh Đức Hiếu (chủ quán) kéo ghế ngồi trước cửa nghỉ ngơi. Trước dịch, tầm giờ này anh cùng mẹ bán hàng không xuể, việc quá giờ cơm trưa là chuyện thường thấy.
"Dịch thế này ít khách lắm. Chỉ còn 30% so với ngày trước. Mở lại nhưng mình tôi trông quán là đủ. Giờ bán chủ yếu để giữ khách chứ thu nhập được bao nhiêu thì bao, tôi không kỳ vọng nhiều", anh Hiếu nói.
Không bán hàng qua các kênh giao đồ ăn, ông Thắng vẫn tất bật với những bát mì vằn thắn của tiệm mình. Nằm trên phố Mai Hắc Đế, tiệm mì của ông cũng là một địa chỉ lâu năm nhiều người biết tới.
Lượng khách không còn đông, thu nhập bị ảnh hưởng nhưng ông Thắng vẫn lấy làm may mắn vì tình hình dịch đã được kiểm soát như hiện nay. Mỗi ngày gia đình ông cũng bán được hơn 100 suất ăn mang về với mức giá trung bình 45.000 đồng/tô.
"Quán tôi bán ăn tại chỗ là chủ yếu. Trước kia phố xá nhộn nhịp, khách Tây, khách ta lui tới đủ cả. Giờ vắng khách rồi, ai ăn quen thì qua mua mang về hoặc gọi điện thì chúng tôi giao tới", chủ quán nói.