Ngao ngán “hồ sơ đen” của ông lớn Gamuda Land vừa bị thu hồi 514 tỷ

Google News

(Kiến Thức) - Là chủ đầu tư của hai dự án khu độ thị lớn ở Hà Nội và TP HCM nhưng Công ty cổ phần Gamuda Land đều vướng những tai tiếng khiến dư luận "ngao ngán". 

Thanh tra Chính phủ vừa có báo cáo về kết quả kiểm tra, xác minh kiến nghị của Công ty cổ phần Gamuda Land liên quan đến dự án Khu liên hợp văn hóa, thể thao và dân cư Tân Thắng (tên thương mại hiện nay là Khu đô thị Celadon City) tại quận Tân Phú, TP HCM.
Chủ đầu tư dự án này là Công ty cổ phần Đầu tư Bất động sản Sài Gòn Thương Tín Tân Thắng (sau này là Công ty Cổ phần Gamuda Land).
Sau khi rà soát trên cơ sở kiến nghị của Gamuda Land, Thanh tra Chính phủ vẫn bảo lưu quan điểm thu hồi 514 tỷ đồng liên quan đến việc khấu trừ tiền bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng tại dự án.
Công ty Gamuda Land trực thuộc Tập đoàn Gamuda Berhad (Malaysia). Tại Việt Nam, Gamuda Land có hai dự án lớn là Gamuda City tọa lạc gần công viên Yên Sở (Hà Nội) và dự án Celadon City tại TP HCM.
Tại cả hai dự án này, Gamuda Land đều vướng những lùm xùm khiến khách hàng hoang mang.
Lùm xùm tại Celadon City
Theo Gia đình & Pháp luật, mặc dù có quy định cấm đăng ký kinh doanh tại khu chung cư, nhưng chủ đầu tư Gamuda Land vẫn khẳng định được đăng ký kinh doanh tại dự án Celadon City để bán căn hộ cho khách hàng.
Cụ thể, ngày 1/8/2017, ông Châu Kha, đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Stanley đã làm đơn gửi Sở Xây dựng TP HCM, tố cáo Công ty Cổ phần Gamuda Land, là Chủ đầu tư dự án Celadon City.
Theo nội dung đơn tố cáo, ông Kha là đại diện của Công ty Stanley có mua 4 căn hộ tại dự án Celadon City. Trong đó, 2 căn hộ gia đình ông Kha sinh sống, còn 2 căn shop house ở để kinh doanh.

Video: Chây ì" dự án tỷ đô Cát Linh - Hà Đông. Nguồn: VTC14. 


Ngao ngan “ho so den” cua ong lon Gamuda Land vua bi thu hoi 514 ty
Đơn tố cáo của ông Kha gửi Sở Xây dựng TP.HCM. Ảnh: Giadinhvaphapluat. 
Ngày 19/6/2015 và ngày 10/9/2015, phía Stanley đã ký hợp đồng mua 2 căn shop house S-12, S-13 tại tòa nhà Khối A, Khu chung cư Ruby, thuộc dự án Celadon City để kinh doanh và đặt trụ sở cho Công ty Stanley tại đây.
Khi 2 bên đang thương thảo hợp đồng, ông Kha thắc mắc về việc quy định cấm sử dụng chung cư vào mục đích không phải để ở, trong đó có việc cấm đăng ký kinh doanh tại chung cư thì được Công ty Gamuda khẳng định căn shop house được phép kinh doanh và thể hiện mục đích sử dụng trong hợp đồng là: nhà ở và cửa hàng.
Thế nhưng, sau khi nhận nhà, ông Kha đến Sở Kế hoạch đầu tư TP.HCM xin cấp giấy đăng ký kinh doanh thì nhận được trả lời không thể cấp giấy đăng ký kinh doanh tại căn hộ Celadon.
Cho rằng mình bị “lừa”, phía Stanley nhiều lần liên hệ với Công ty Gamuda để khiếu nại việc không thể đăng ký kinh doanh tại căn hộ Celadon City như lời chủ đầu tư quảng cáo trước đó. Công ty Gamuda hứa hẹn sẽ hỗ trợ giải quyết, nhưng đến thời điểm tháng 9/2017, sau gần 2 năm nhận bàn giao nhà, phía Stanley vẫn chưa thể đăng ký kinh doanh tại 2 căn shop house nói trên.
Không những vậy, căn shop house số S-13 từ ngày nhận nhà là 14/9/2015 phát hiện nước, chất thải từ hệ thống vệ sinh của chung cư trào ngược lênh láng ra nền nhà, bốc mùi hôi thối. Tại ngày nhận nhà, ông Kha đã yêu cầu phải sửa chữa dứt điểm thì mới nhận bàn giao căn hộ. Gamuda Land có một số lần cử nhân viên xuống xử lý nhưng không giải quyết được dứt điểm.
Gamuda City bị tố thất hứa
Tại Hà Nội, Gamuda Land phát triển siêu dự án khác là Gamuda City tại Q. Hoàng Mai, tổng vốn đầu tư được cho là lên tới 5 tỷ USD.
Tuy nhiên, quá trình xây dựng dự án này cũng gặp phải nhiều tai tiếng trong vấn đề tài chính và giấy phép theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, theo phản ánh của các cư dân trên Vneconomy, Gamuda Land - chủ đầu tư khu đô thị Gamuda Gardens đã lên phương án thay đổi quy hoạch khu nhà liền kề tại khu ST5 từ 232 căn theo quy hoạch hiện nay lên 362 căn, tức tăng thêm 130 căn.
Về vấn đề này, ngày 4/5/2018, UBND phường Trần Phú (quận Hoàng Mai) đã tổ chức buổi báo cáo, xin ý kiến cộng đồng dân cư.
Ngao ngan “ho so den” cua ong lon Gamuda Land vua bi thu hoi 514 ty-Hinh-2
 Khu đô thị Gamuda Gardens thuộc tổ hợp Gamuda City. Ảnh: Vneconomy. 
Trong buổi đối thoại với cư dân ngày 20/5, chủ đầu tư và hàng trăm cư dân Gamuda dường như vẫn chưa tìm được tiếng nói chung do hai bên bất đồng quan điểm.
Đại diện nhóm cư dân cho rằng việc Gamua Land đơn phương thay đổi quy hoạch là vi phạm hợp đồng, bội tín với những gì công ty đã cam kết khi chào bán sản phẩm trước đó. Hơn nữa, việc điều chỉnh quy hoạch, tăng số lượng nhà ở sẽ gây ra áp lực về hạ tầng cho cả khu đô thị.
Phản lại ý kiến này, Tổng giám đốc Gamuda Land Việt Nam Tan Khai Lock, cho rằng, việc điều chỉnh bản đồ quy hoạch nói trên công ty đã tuân thủ đúng theo pháp luật Việt Nam. Bởi trong hợp đồng mua bán trước đây cũng đã nhấn mạnh đến các quy hoạch có thể thay đổi.
Chưa hết, theo Báo Đất Việt, khu đất xây dựng Gamuda City được giao theo hình thức BT khi Tập đoàn Gamuda Berhad xây dựng đối tượng Công viên Yên Sở và Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở.
Nhưng khi thực hiện Nhà máy nước Yên Sở, Tập đoàn Gamuda Berhad đã chậm tiến độ 17,5 tháng. 
Đặc biệt, kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước và con số tổng giá trị quyết toán của dự án do nhà đầu tư đưa ra chênh lệch lên tới cả nghìn tỷ đồng.
Hoàng Minh

>> xem thêm

Bình luận(0)