Tạo ra "quỹ khẩn cấp" cho riêng mình
Một khi đã có một khoản tiết kiệm nhất định (thường là ít nhất 3-6 tháng chi phí sinh hoạt) gửi ngân hàng, bên cạnh khoản 20% mỗi tháng bạn dành cho "tương lai" cuộc sống sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều so với những gì bạn có thể hình dung.
Bạn có thể muốn nghỉ việc bất cứ lúc nào, hay chỉ đơn giản là cần một khoản tiền khẩn cấp, việc có sẵn tiền dành riêng cho việc giúp bạn vận hành dù cuộc sống có thay đổi theo ngã rẽ như thế nào là cách thông minh nhất bạn có thể làm.
Quy tắc 50-30-20
Cố vấn tài chính nổi tiếng thế giới Sallie L. Krawcheck đưa ra một lời khuyên rất hữu ích cho những ai muốn học cách quản lý chi tiêu, bao gồm việc dành ra 50% khoản tiền bạn kiếm được cho các nhu cầu thiết yếu (điện nước, tiền nhà, nhu yếu phẩm, thực phẩm, phương tiện, vân vân), 30% cho những thứ bạn "muốn" (những điều khiến bạn vui như du lịch, xem phim, v.v.), và 20% để cho bạn trong tương lai (tiết kiệm, đầu tư hay trả nợ).
Quy tắc này có thể không dễ đạt được, nhưng bạn có thể thay đổi một chút cho phù hợp với cuộc sống của mình.
Tiết kiệm tự động
Hầu như tất cả ngân hàng đều có dịch vụ tiết kiệm tự động từ tài khoản của khách. Bạn có thể lựa chọn thời gian và khoản tiền tiết kiệm định kỳ. Tự động chuyển tiền tiết kiệm giúp bạn bận tâm tới việc này và cũng không có ý định tiêu số tiền đó.
Đi mua sắm một mình
Đi mua sắm với bạn bè, chắc chắn bạn sẽ tiêu nhiều tiền hơn, do ghé thăm nhiều nơi, nhận được nhiều cổ vũ. Hơn nữa, tâm lý chung của nhiều người là muốn mình bằng bạn bằng bè, nên thường sẽ chi nhiều tiền hơn.
Vì thế khi gặp bạn bè hãy đi công viên, cà phê thay vì cùng mua sắm. Cũng đừng bao giờ lấy mua sắm để giải khuây.
Chờ một ngày trước khi mua hàng
Điều này đặc biệt quan trọng đối với các giao dịch mua giá trị lớn. Việc mua hàng một cách nóng vội, hấp tấp góp phần lớn vào việc tại sao tiền của bạn lại vơi đi một cách nhanh chóng như vậy.
Nếu bạn thực sự muốn mua thứ gì đó, hãy đợi một ngày hoặc lâu hơn trước khi mua. Đây sẽ là khoảng thời gian để bạn bình tĩnh hơn, suy nghĩ rõ ràng hơn về sự cần thiết của sản phẩm đó. Bạn cũng có thời gian để tham khảo về các mặt hàng tương tự hoặc giá của sản phẩm đó được bán ở những nơi khác. Nếu đó là sản phẩm không thực sự cần thiết, thời gian chờ sẽ giúp bạn sáng suốt hơn, ít bị cám dỗ hơn.
Mượn (hoặc mua) từ bạn bè
Muốn đi xa hãy đi cùng nhau. Đừng quên rằng xung quanh bạn luôn có rất nhiều bạn bè, người đồng hành. Bạn hoàn toàn có thể mượn các vật dụng như đồ nội thất, phụ kiện nhà bếp… từ phía bạn bè.
Nếu bạn muốn mua một chiếc máy đánh trứng để tập tành sự nghiệp làm bánh, hãy nói cho những người xung quanh bạn biết. Bạn sẽ nhận được nhiều lời khuyên, tư vấn hoặc được bạn bè cho mượn dùng để trải nghiệm hoặc biết đâu ai đó đang muốn thanh lý vì mua nhưng không có nhu cầu sử dụng…
Tự nấu ăn thay vì đi ăn hàng
Đây là điều mà chúng ta thường quên khi lên kế hoạch ăn uống cho mình. Hãy lên kế hoạch trước cho tuần mới của bạn, bao gồm cả việc xác định thời gian có thể chuẩn bị bữa ăn và bám sát kế hoạch đó. Bằng việc tự chuẩn bị đồ ăn mang đi thay vì ăn hàng, chúng ta có thể tiết kiệm rất nhiều tiền.
Mẹo nhỏ ở đây chính là lên kế hoạch trước cho thực đơn tuần để đảm bảo sử dụng tối đa các nguyên liệu có, tránh tình trạng lãng phí. Nếu quỹ thời gian của bạn khá hạn hẹp, hãy thử các món ăn có thể bảo quản và ăn trong nhiều bữa. Khi học cách bảo quản thực phẩm cũng như đồ ăn đúng cách, bạn sẽ tiết kiệm được tiền và đảm bảo sức khỏe.
Thực hiện quy tắc 24 giờ
Nhiều lúc chúng ta mua sắm vì cảm xúc, chứ không phải cần thiết. Để cắt giảm chi phí không thực sự cần, bạn nên tuân theo quy tắc 24 giờ. Hãy đợi một ngày rồi mới mua hàng. Cảm xúc sẽ dịu xuống và cuối cùng bạn có thể nhận ra mình có muốn món đồ đó không. Một khi áp dụng quy tắc này bạn sẽ ngạc nhiên về số lượng đồ đạc đã tránh phải rước về nhà.