1. Không bật bình nóng lạnh 24/24
Nhiều người nghĩ rằng việc bật bình nóng lạnh 24/24 sẽ không gây tiêu tốn nhiều điện năng bởi khi nước đã đủ nóng thì thiết bị này sẽ tự ngắt điện và nước bên trong có thể giữ nguyên nhiệt độ sau cả ngày.
Tuy nhiên, sau thời gian dài thì nước trong bình sẽ bị nguội dần và khi đó bình nóng lạnh nếu không được sập cầu giao sẽ tự động bật lên để đun nóng nước. Việc này được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây lãng phí điện.
Tốt nhất, chỉ nên bật bình nóng lạnh 20 đến 30 phút trước khi tắm, sau đó sập cầu giao để vừa tiết kiệm điện, vừa đảm bảo an toàn cho người dùng.
2. Chọn bình có dung tích phù hợp
Khi chọn mua bình nóng lạnh, chỉ để ý giá tiền, thương hiệu, màu sắc thôi thì chưa đủ. Bạn cũng cần chọn bình có dung tích phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình; tránh việc dùng không hết nước gây lãng phí hoặc phải bật đi, bật lại nhiều lần mới đủ dùng.
Với gia đình có từ 2 tới 4 người sử dụng, nên mua bình có dung tích 10 – 15 lít, công suất 1500 – 2500 W. Với gia đình có từ 5 người trở lên, nên chọn bình có dung tích 50 – 150 lít để đảm bảo đủ nước nóng trong 1 lần bật.
Mẹo tiết kiệm điện từ các thiết bị điện khác trong gia đình:
1. Điều hòa
Nhiều người có thói quen thường xuyên bật/ tắt máy lạnh liên tục khi ra hoặc vào phòng. Tuy nhiên, hành động này sẽ làm tốn điện nhiều hơn vì máy lạnh sẽ phải mất một lượng điện năng nhất định để khởi động lại, thậm chí còn khiến thiết bị nhanh hư hỏng.
Người dùng nên điều chỉnh máy ở nhiệt độ phù hợp từ 25 độ đến 27 độ để hơi lạnh lan tỏa khắp phòng mà vẫn bảo đảm được sức khỏe và tiết kiệm được từ 1% đến 3% điện năng hao phí.
Vệ sinh điều hòa cũng là một trong những công việc đáng lưu tâm, vì có rất nhiều người do bận rộn đã vô tình quên đi công việc tưởng chừng như vô cùng đơn giản này. Hệ quả là máy điều hòa bị giảm đáng kể hiệu năng, chạy tốn điện hơn, và cũng nhanh hỏng hóc.
2. Tủ lạnh
Thường xuyên rút điện tủ lạnh để tiết kiệm điện năng là thói quen sai lầm khiến người dùng hối hận. Vì khi ngắt điện, không sử dụng trong một thời gian sẽ khiến cho các giàn nóng và lạnh bên trong máy bị oxy hóa và nhanh hư hỏng. Đồng thời, càng hao tốn điện năng hơn khi máy khởi động lại.
Để tiết kiệm điện năng đúng cách, người dùng nên vệ sinh dàn ít nhất 6 tháng/lần, để tránh bụi bẩn bám vào. Đồng thời, thực phẩm sẽ được bảo quản tốt hơn và tủ lạnh sẽ tiêu thụ điện năng ít hơn.
Cần lưu ý đóng khít cánh cửa tủ và tuyệt đối tránh để hở. Lý do là vì nếu không kín, tủ lạnh sẽ phải hoạt động với hiệu suất cao liên tục, chóng hỏng hơn, lại gây đóng băng lên các khe kẽ, mấu nối khiến cho việc sử dụng trở nên rất khó khăn.
3. Tivi
Đa số người dùng thường có thói quen tắt tivi bằng điều khiển tắt hoặc ấn nút Power trên máy mà không rút hẳn thiết bị ra khỏi nguồn điện. Thực tế, khi tắt như vậy tivi chỉ chuyển sang chế độ chờ chứ chưa ngắt điện hoàn toàn, vì thế máy vẫn tiêu thụ một lượng điện năng nhất định. Do đó, để tiết kiệm điện hiệu quả, người dùng nên rút hẳn thiết bị khỏi nguồn điện khi tắt tivi.
4. Máy giặt
Khi sử dụng máy giặt, người dùng nên cân nhắc giặt đồ với số lượng vừa phải, bởi quá nếu giặt quá ít sẽ rất lãng phí điện và phải giặt nhiều lần, còn nếu giặt quá nhiều đồ thì không chỉ tốn điện mà còn khiến máy hoạt động sai công suất, làm giảm tuổi thọ máy và tiêu thụ nhiều điện năng.
Bên cạnh đó người dùng cũng nên sử dụng hợp lý các thiết bị gia dụng khác như quạt điện, bàn ủi, lò vi sóng,… để tiết kiệm điện năng và giảm chi phí hóa đơn tiền điện mỗi tháng.
Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.
5. Nồi cơm điện
Nồi cơm điện là thiết bị mà chị em nội trợ sử dụng hằng ngày. Tuy nhiên, nếu thời gian cắm điện kéo dài càng lâu thì điện năng để hâm nóng thức ăn càng tăng cao.
Nồi cơm điện có dung tích 1,2 lít công suất 350-400 W, nếu hoạt động trong hai giờ, trung bình sẽ tiêu tốn 0.75 ký điện. Với nồi cơm điện có dung tích 2,4 lít và công suất 500 W sẽ tiêu thụ 1 kWh sau hai giờ sử dụng.
3. Tắm bằng vòi hoa sen và giảm thời gian tắm
Một điều hiển nhiên là tắm bằng vòi hoa sen sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều nước nóng. Đồng thời, giảm thời gian tắm trong mùa đông cũng vừa giúp bảo vệ sức khỏe cho người dùng, vừa giảm tiêu tốn nước nóng, lãng phí và hại điện.
4. Không để dây dẫn nước từ bình tới vòi hoa sen quá dài
Có thể nhiều người không biết nhưng khoảng cách dây dẫn nước nóng từ bình tới vòi hoa sen nếu quá dài sẽ khiến nước nóng bị hao nhiệt khi đi qua đường dẫn, nước nhanh chóng bị nguội đi và bạn buộc phải khởi động lại thiết bị, gây tốn điện.
5. Thường xuyên bảo dưỡng bình và sửa chữa khi có dấu hiệu bất thường
Bất kì thiết bị nào sau một thời gian dài sử dụng đều có thể bị hỏng hóc và bình nóng lạnh cũng vậy. Việc thường xuyên bảo dưỡng và sửa chữa khi có dấu hiệu bất thường vừa tránh tình trạng điện bị rò rỉ; vừa giúp điện không bị hao tổn vào những lỗi hỏng hóc đó.
Ví dụ, nếu nước chảy vào bình quá yếu hoặc bình quá cũ sẽ khiến dây mayso có tác dụng làm nóng nước bên trong bình nóng lạnh nhanh chóng bị hỏng, không đạt hiệu suất cao khi sử dụng (thời gian làm nóng nước lớn hơn gấp đôi bình thường) gây lãng phí điện.