Liên tục triệt phá nhiều kho hàng giả, chỉ ngồi livestream... ngày chốt 1.000 đơn

Google News

Chỉ trong thời gian ngắn, lực lượng chức năng đã kiểm tra, bắt quả tang nhiều kho hàng giả khủng, chỉ ngồi một chỗ livestream facebook, ngày chốt 1.000 đơn hàng.

Ngồi một chỗ livestream, ngày chốt 1.000 đơn
Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) vừa cho biết, ngày 31/3, lực lượng Quản lý thị trường Ninh Bình đã phối hợp các đơn vị chức năng triệt phá kho hàng với đủ các sản phẩm từ dân dụng, gia dụng, tiêu dùng.
Kho hàng phát hiện có diện tích khoảng 1.000m2 do ông Trần Văn Bản (ở thôn Điềm Khê, xã Gia Trung, huyện Gia Viễn) làm chủ. Qua kiểm tra, hầu hết hàng hóa đều có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, nhập lậu, vi phạm về nhãn hàng hóa, an toàn thực phẩm.
Lien tuc triet pha nhieu kho hang gia, chi ngoi livestream... ngay chot 1.000 don
 Kho hàng bị lực lượng chức năng phát hiện có diện tích khoảng 1.000m2.
Theo cơ quan chức năng, một trong những phương thức được cơ sở này sử dụng để kinh doanh là thông qua nền tảng số để livestreams bán hàng trên mạng xã hội. Mỗi ngày video livestream có khoảng 5.000 view và trung bình có khoảng 1.000 đơn hàng được gửi đi thông qua các dịch vụ vận chuyển.
6 tháng chốt hơn 655.000 đơn qua Facebook
Ngày 30/3, Tổ công tác 368 phối hợp với Đội QLTT số 1 và Đội QLTT số 14, Cục QLTT Hà Nội đã phát hiện và thu giữ hàng trăm mã hàng với hàng vạn sản phẩm từ quần áo, đồ gia dụng đến mỹ phẩm cũng được kinh doanh chủ yếu qua mạng xã hội thông qua hình thức livetreams bán hàng.
Kho hàng tiêu dùng trên nằm khuất trong một con ngõ tại thôn Phú Mỹ A (xã Phú Sơn, Ba Vì, Hà Nội) do Nguyễn Văn Ngọc (SN 1992, trú tại thôn Bằng Y, xã Sơn Đà, huyện Ba Vì) làm chủ.
Lien tuc triet pha nhieu kho hang gia, chi ngoi livestream... ngay chot 1.000 don-Hinh-2
Kho hàng chứa nhiều sản phẩm. 
Cơ quan chức năng cho biết, tất cả các sản phẩm đều có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu hoặc là hàng nhập lậu. Khi làm việc với đoàn kiểm tra, cơ sở không xuất trình được bất kỳ giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa ngoài giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Tại đây, lực lượng chức năng ghi nhận một lượng lớn hàng hóa có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam như Gucci, Channel, LV, Adidas. Cùng hàng nghìn sản phẩm gia dụng nhập lậu như bếp từ, bếp nướng, nồi cơm điện, chảo điện....
Qua điều tra của lực lượng chức năng, một trong những phương thức được cơ sở này sử dụng đó là thông qua hệ thống phần mềm mang tên TPOS cả chục facebook khác sẽ đồng loạt chia sẻ các livestream này để chốt đơn hàng. Chỉ trong 6 tháng có tới hơn 655.000 đơn hàng được chốt. Tức, trung bình một ngày sẽ có hơn 3.000 đơn hàng được gửi đi thông qua hệ thống chuyển phát giao hàng nhanh.
Kho hàng giả hiệu Hermès, LV, Chanel “khủng”
Cũng trong tháng 3, Tổng cục QLTT chỉ đạo Tổ 368 phối hợp với Cục QLTT Nam Định và PC03 (Công an tỉnh Nam Định) triệt phá thành công kho hàng giả rộng hơn 500m2, chứa nhiều nhãn hiệu như Hermès, LV, Chanel, tập kết tại địa chỉ thôn Đại Lại, xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản.
Lien tuc triet pha nhieu kho hang gia, chi ngoi livestream... ngay chot 1.000 don-Hinh-3
 Kho hàng rộng 500m2 nhưng chứa gần 30.000 túi xách, ví da chủ yếu nhái các thương hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam, như: Hermès, YSL, Chanel, Burberry, Gucci, Louis Vuitton… (Ảnh: CAND).
Tại thời điểm lực lượng chức năng kiểm tra, chủ lô hàng là Đỗ Trí Viễn (26 tuổi, trú tại thôn Đại Lại, xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) không có mặt tại hiện trường. Hàng hóa không có bất cứ giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.
Theo ước tính, có tới 20.000 - 30.000 sản phẩm vi phạm được tàng trữ tại kho hàng nói trên. Chủ yếu là túi xách nhái nhãn hiệu Hermès, LV, Chanel...
Lực lượng chức năng đã phải mất 6 tháng theo dõi, trinh sát mới có thể bắt giữ được kho hàng giả với số lượng hàng giả lớn trên. Đối tượng vi phạm chủ yếu sử dụng mạng xã hội để chào bán và dịch vụ chuyển phát để vận chuyển hàng hóa. Hàng chục tài khoản với các tên gọi khác khau như The Queen Shop; Trang Anna (The Queen); Dung Vũ (Boss The Queen); The Queen - Chuyên túi VIP... được thay nhau sử dụng để né tránh sự kiểm tra của các cơ quan chức năng và đơn vị vận chuyển khi bị tố cáo và chặn tài khoản vì vi phạm.
Lien tuc triet pha nhieu kho hang gia, chi ngoi livestream... ngay chot 1.000 don-Hinh-4
Số hàng vi phạm có giá trị khoảng 6 tỷ đồng.
Các đối tượng thường dùng thủ đoạn tinh vi như sử dụng một cửa hàng trung gian trên đường Hồ Tùng Mậu (Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) để làm địa chỉ giới thiệu sản phẩm, nhưng thực chất cửa hàng này không chứa bất cứ sản phẩm nào.
Chuỗi "AE Shop Việt Nam" bị thu giữ hơn 5.000 sản phẩm “nhái”
Trước đó, ngày 19/1, Đội QLTT số 1 (Cục QLTT Hà Nội) phối hợp với thành viên Tổ công tác 368, Tổng cục QLTT, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Cục A05 (Bộ Công an), tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh "AE Shop Việt Nam" tại số nhà 167 đường Cao Lỗ, thị trấn Đông Anh, Hà Nội.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng đã thu giữ khoảng 3.400 sản phẩm hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ, trong đó chiếm số lượng lớn là hàng có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng, như Louis Vuitton, D&G, Dior, Lacoste, Adidas, Givenchy, Bubberry, Mango, Clarks, Hermes, Philip Plein, Gucci, Versace, Nike, DSQuared, Fendy.
Lien tuc triet pha nhieu kho hang gia, chi ngoi livestream... ngay chot 1.000 don-Hinh-5
 Lực lượng chức năng kiểm tra đột xuất cửa hàng "AE shop Việt Nam" cơ sở 3 Hiệp Hòa, Bắc Giang.
Đáng chú ý, cách đó 8 ngày, Đội QLTT số 3 (Cục QLTT tỉnh Hải Dương), Đội 2 Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Hải Dương) và Công an xã Thống Kênh (Gia Lộc, Hải Dương) khi kiểm tra cửa hàng "AE Shop Việt Nam" do P.Đ.H làm chủ tại Kênh Triều (Thống Kênh, Gia Lộc, Hải Dương) đã thu giữ 1.800 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu và không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc.
Trong đó gồm 1.650 đôi giầy, quần áo, ví cầm tay… có dấu hiệu làm giả các nhãn hiệu nổi tiếng như hiệu Burberry, Luis Vuitton, Adidas, Gucci, Dior, Versace, cùng gần 200 bộ quần áo không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tại cửa hàng “AE Shop Việt Nam” ở Hiệp Hòa (Bắc Giang), cũng bị Tổ công tác 399 phối hợp với A05 rà soát và thu giữ khoảng 1.800 sản phẩm có dấu hiệu làm giả các nhãn hiệu nổi tiếng nói trên.
Làm việc với đoàn kiểm tra, P.Đ.H là chủ chuỗi cửa hàng "AE Shop Việt Nam" thừa nhận việc sử dụng trang facebook cá nhân có tên “AE Shop” và Zalo để giới thiệu, chào bán hàng trực tuyến các sản phẩm quần áo, giầy dép, phụ kiện thời trang giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ cho người tiêu dùng. P.Đ.H không xuất trình được hóa đơn, chứng từ để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.
Khánh Hoài (T/H)

>> xem thêm

Bình luận(0)