Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, toàn thành phố có 76 khu tập thể với 1.271 dãy nhà từ 4 đến 6 tầng và 308 dãy nhà độc lập, đưa tổng số chung cư cũ lên 1579 nhà, quy mô dân số gần 240.000 người. Quy mô dân số tăng cao làm cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong các khu tập thể cũ bị quá tải trầm trọng.Những hộ dân sống tại tầng 1 khu tập thể C5 Tập thể Cơ khí Công trình Bộ GTVT (Quỳnh Mai, Hà Nội) đã gặp cảnh éo le khi phải sống trong hầm chứ không phải căn nhà. Theo ghi nhận của PB báo Tri thức và Cuộc sống, toàn bộ tầng 1 của toà khu tập thể C5 chỉ còn cao khoảng... 1 mét.Người dân ở đây cho biết, toà nhà này được xây từ năm 1960. Thời kỳ đầu tầng 1 của toà nhà có chiều cao khoảng 3 mét nhưng sau quá nhiều lần tôn nền thì đến nay chỉ còn cao 1 mét.Khu nhà vệ sinh, nhà tắm chung của khu tập thể từ lâu đã không ai vào sử dụng. Tất cả các nhà ở tầng 1 đều phải xây bậc ngăn nước để tránh nước tràn vào nhà, bản thân các căn hộ ở chung cư cũng đều bị thấm nước, nhà tầng trên chảy nước xuống nhà tầng dướiDo nhu cầu sử dụng tăng quá cao nên tình trạng các hộ gia đình cơi nới, làm thêm “chuồng cọp” diễn ra phổ biến ở các khu tập thể cũ.Người dân sống tại khu tập thể Quỳnh Mai cho biết, hàng chục năm nay đã có nhiều dự án, kế hoạch của chính quyền địa phương và chủ đầu tư nhưng đến nay vẫn không có một kế hoạch xây sửa nào. Hoàn toàn người dân tự bỏ tiền ra cải tạo.Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, hiện nay trên địa bàn quận Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng đang tồn tại nhiều khu tập thể đang báo động xuống cấp ở mức D (mức nguy hiểm) nhưng người dân vẫn phải bám trụ lại do không có chỗ ở.Khu tập thể Thành Công được coi là nguy hiểm nhất bởi kết cấu nhiều toà nhà ở đây đã bị thay đổi, sụt lún. Sở Xây dựng Hà Nội vừa có quyết định di dời người dân ở các khu vực này ra khỏi toà nhà nguy hiểm.Theo đó, Sở Xây dựng đề nghị chính quyền địa phương quận Ba Đình, Đống Đa khẩn trương di dời người và tài sản ra khỏi các khu tập thể xuống cấp mức D trên địa bàn.
Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, toàn thành phố có 76 khu tập thể với 1.271 dãy nhà từ 4 đến 6 tầng và 308 dãy nhà độc lập, đưa tổng số chung cư cũ lên 1579 nhà, quy mô dân số gần 240.000 người. Quy mô dân số tăng cao làm cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong các khu tập thể cũ bị quá tải trầm trọng.
Những hộ dân sống tại tầng 1 khu tập thể C5 Tập thể Cơ khí Công trình Bộ GTVT (Quỳnh Mai, Hà Nội) đã gặp cảnh éo le khi phải sống trong hầm chứ không phải căn nhà. Theo ghi nhận của PB báo Tri thức và Cuộc sống, toàn bộ tầng 1 của toà khu tập thể C5 chỉ còn cao khoảng... 1 mét.
Người dân ở đây cho biết, toà nhà này được xây từ năm 1960. Thời kỳ đầu tầng 1 của toà nhà có chiều cao khoảng 3 mét nhưng sau quá nhiều lần tôn nền thì đến nay chỉ còn cao 1 mét.
Khu nhà vệ sinh, nhà tắm chung của khu tập thể từ lâu đã không ai vào sử dụng. Tất cả các nhà ở tầng 1 đều phải xây bậc ngăn nước để tránh nước tràn vào nhà, bản thân các căn hộ ở chung cư cũng đều bị thấm nước, nhà tầng trên chảy nước xuống nhà tầng dưới
Do nhu cầu sử dụng tăng quá cao nên tình trạng các hộ gia đình cơi nới, làm thêm “chuồng cọp” diễn ra phổ biến ở các khu tập thể cũ.
Người dân sống tại khu tập thể Quỳnh Mai cho biết, hàng chục năm nay đã có nhiều dự án, kế hoạch của chính quyền địa phương và chủ đầu tư nhưng đến nay vẫn không có một kế hoạch xây sửa nào. Hoàn toàn người dân tự bỏ tiền ra cải tạo.
Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, hiện nay trên địa bàn quận Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng đang tồn tại nhiều khu tập thể đang báo động xuống cấp ở mức D (mức nguy hiểm) nhưng người dân vẫn phải bám trụ lại do không có chỗ ở.
Khu tập thể Thành Công được coi là nguy hiểm nhất bởi kết cấu nhiều toà nhà ở đây đã bị thay đổi, sụt lún. Sở Xây dựng Hà Nội vừa có quyết định di dời người dân ở các khu vực này ra khỏi toà nhà nguy hiểm.
Theo đó, Sở Xây dựng đề nghị chính quyền địa phương quận Ba Đình, Đống Đa khẩn trương di dời người và tài sản ra khỏi các khu tập thể xuống cấp mức D trên địa bàn.