Cuối năm 2018, TAND tỉnh Quảng Nam mở Hội nghị chủ nợ Công ty TNHH vàng Bồng Miêu (địa chỉ xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) - doanh nghiệp đã "ngốn" hơn 1 thập kỷ khai khoáng tại mỏ vàng Bồng Miêu. Tại hội nghị, 14/24 chủ nợ, đại diện cho số nợ hơn 209 tỷ đồng (chiếm 80,7%) biểu quyết tuyên bố phá sản đối với Công ty TNHH vàng Bồng Miêu.Tính đến ngày 12/11/2017, Công ty TNHH vàng Bồng Miêu đã có tới 100 chủ nợ với số tiền gần 1.000 tỷ đồng. Ngoài nợ thuế và các khoản nợ khác, Công ty TNHH vàng Bồng Miêu còn chưa thực hiện công tác hoàn thổ những điểm đã khai thác vàng, hiện đơn vị mới ký quỹ phục hồi môi trường 6,5 tỷ đồng. Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã duyệt hồ sơ đấu thầu hoàn thổ đến 20 tỷ đồng nên buộc công ty phải bỏ thêm vào gần 15 tỷ đồng nữa mới đấu thầu việc hoàn thổ.Được biết, tháng 5/2017, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam quyết đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu và không cho Công ty TNHH vàng Bồng Miêu tiếp tục khai thác vì hết hạn giấy phép.Trong khi doanh nghiệp "nợ như chúa chổm" lâm vào tình cảnh "nợ khó đòi" thì một doanh nghiệp khác đảm nhận việc tận thu phế phẩm từ bãi thải của nhà máy khai thác vàng Bồng Miêu cũng đang lâm vào tình cảnh lao đao.Tháng 2/2013, UBND tỉnh Quảng Nam cấp phép cho Công ty 6666 khai thác tận thu phế phẩm từ bãi thải của nhà máy khai thác vàng Bồng Miêu. Đầu 2016, cơ quan chức năng Quảng Nam yêu cầu công ty tạm ngừng hoạt động để khắc phục những thiếu sót. Tháng 1/2017, UBND tỉnh Quảng Nam tiếp tục ra văn bản buộc công ty này phải ngừng hoạt động bởi những biểu hiện sai phạm, gây ô nhiễm môi trường.Tháng 3/2018, bờ đập nước thải xử lý quặng cũ của Công ty 6666 bị vỡ với chiều dài hơn 2m và bị lún sâu 20cm. Chính điều này đã khiến nước thải từ trong đập đổ ra sông Bồng Miêu. Lúc này, UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo UBND huyện Phú Ninh giám sát chặt chẽ việc Công ty 6666 dừng toàn bộ hoạt động khai thác, sử dụng quặng tại các bãi thải mỏ vàng.Mặc dù liên tục bị chính quyền địa phương ban hành lệnh cấm, thế nhưng doanh nghiệp này vẫn lén lút hoạt động khai khoáng khiến người dân bức xúc.Theo người dân, từ cuối năm 2018 đến nay, Công ty 6666 đã thuê lao động tập kết xái quặng, tận thu vàng một cách lén lút. Đề cập đến tình trạng lén lút khai khoáng của Công ty 6666, Chủ tịch UBND xã Tam Lãnh Nguyễn Thế Vinh cho biết, thời gian qua, chính quyền địa phương đã quyết liệt trong việc kiểm tra, xử lý.Cụ thể, vào tháng 10/2018, Đồn Công an Tam Lãnh phối hợp cùng UBND xã Tam Lãnh đã kiểm tra và lập biên bản đối với Công ty 6666 khi lực lượng chức năng phát hiện một số công nhân của công ty này đang làm việc trong nhà máy với 8 hồ xái quặng. Mới đây nhất, vào ngày 1/3 vừa qua, Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Phú Ninh cũng đã kiểm tra Công ty 6666 và phát hiện đơn vị này đang tập kết, ngâm ủ xái quặng, tận thu vàng tại Suối Trang.Như vậy, sau 12 năm rơi vào tay doanh nghiệp, mỏ vàng Bồng Miêu – “thủ phủ” vàng từng xếp vào loại lớn bậc nhất Đông Nam Á giờ đang lâm vào cảnh hoang tàn và chỉ còn vang bóng một thời.
Cuối năm 2018, TAND tỉnh Quảng Nam mở Hội nghị chủ nợ Công ty TNHH vàng Bồng Miêu (địa chỉ xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) - doanh nghiệp đã "ngốn" hơn 1 thập kỷ khai khoáng tại mỏ vàng Bồng Miêu. Tại hội nghị, 14/24 chủ nợ, đại diện cho số nợ hơn 209 tỷ đồng (chiếm 80,7%) biểu quyết tuyên bố phá sản đối với Công ty TNHH vàng Bồng Miêu.
Tính đến ngày 12/11/2017, Công ty TNHH vàng Bồng Miêu đã có tới 100 chủ nợ với số tiền gần 1.000 tỷ đồng. Ngoài nợ thuế và các khoản nợ khác, Công ty TNHH vàng Bồng Miêu còn chưa thực hiện công tác hoàn thổ những điểm đã khai thác vàng, hiện đơn vị mới ký quỹ phục hồi môi trường 6,5 tỷ đồng. Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã duyệt hồ sơ đấu thầu hoàn thổ đến 20 tỷ đồng nên buộc công ty phải bỏ thêm vào gần 15 tỷ đồng nữa mới đấu thầu việc hoàn thổ.
Được biết, tháng 5/2017, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam quyết đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu và không cho Công ty TNHH vàng Bồng Miêu tiếp tục khai thác vì hết hạn giấy phép.
Trong khi doanh nghiệp "nợ như chúa chổm" lâm vào tình cảnh "nợ khó đòi" thì một doanh nghiệp khác đảm nhận việc tận thu phế phẩm từ bãi thải của nhà máy khai thác vàng Bồng Miêu cũng đang lâm vào tình cảnh lao đao.
Tháng 2/2013, UBND tỉnh Quảng Nam cấp phép cho Công ty 6666 khai thác tận thu phế phẩm từ bãi thải của nhà máy khai thác vàng Bồng Miêu. Đầu 2016, cơ quan chức năng Quảng Nam yêu cầu công ty tạm ngừng hoạt động để khắc phục những thiếu sót. Tháng 1/2017, UBND tỉnh Quảng Nam tiếp tục ra văn bản buộc công ty này phải ngừng hoạt động bởi những biểu hiện sai phạm, gây ô nhiễm môi trường.
Tháng 3/2018, bờ đập nước thải xử lý quặng cũ của Công ty 6666 bị vỡ với chiều dài hơn 2m và bị lún sâu 20cm. Chính điều này đã khiến nước thải từ trong đập đổ ra sông Bồng Miêu. Lúc này, UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo UBND huyện Phú Ninh giám sát chặt chẽ việc Công ty 6666 dừng toàn bộ hoạt động khai thác, sử dụng quặng tại các bãi thải mỏ vàng.
Mặc dù liên tục bị chính quyền địa phương ban hành lệnh cấm, thế nhưng doanh nghiệp này vẫn lén lút hoạt động khai khoáng khiến người dân bức xúc.
Theo người dân, từ cuối năm 2018 đến nay, Công ty 6666 đã thuê lao động tập kết xái quặng, tận thu vàng một cách lén lút. Đề cập đến tình trạng lén lút khai khoáng của Công ty 6666, Chủ tịch UBND xã Tam Lãnh Nguyễn Thế Vinh cho biết, thời gian qua, chính quyền địa phương đã quyết liệt trong việc kiểm tra, xử lý.
Cụ thể, vào tháng 10/2018, Đồn Công an Tam Lãnh phối hợp cùng UBND xã Tam Lãnh đã kiểm tra và lập biên bản đối với Công ty 6666 khi lực lượng chức năng phát hiện một số công nhân của công ty này đang làm việc trong nhà máy với 8 hồ xái quặng. Mới đây nhất, vào ngày 1/3 vừa qua, Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Phú Ninh cũng đã kiểm tra Công ty 6666 và phát hiện đơn vị này đang tập kết, ngâm ủ xái quặng, tận thu vàng tại Suối Trang.
Như vậy, sau 12 năm rơi vào tay doanh nghiệp, mỏ vàng Bồng Miêu – “thủ phủ” vàng từng xếp vào loại lớn bậc nhất Đông Nam Á giờ đang lâm vào cảnh hoang tàn và chỉ còn vang bóng một thời.