Thôn Vĩnh Phúc, xã Quang Vĩnh, huyện Đức Thọ được biết đến là "thủ phủ" trồng lá dong lớn nhất tỉnh Hà Tĩnh, với diện tích hơn 10ha. Toàn thôn 150 hộ thì có trên 80 hộ trồng loại cây này. Hộ ít nhất có khoảng 300m2 trồng lá dong, hộ nhiều lên đến hàng nghìn m2.Lá dong là loại cây dễ trồng, không mất nhiều công chăm bón. Dịp giáp Tết Nguyên đán, người dân khắp nơi có nhu cầu sử dụng lượng lớn lá dong để gói bánh chưng, bánh tét... Đó là những loại bánh truyền thống được xem như "linh hồn" của Tết Việt. Dịp cận Tết là thời gian các hộ dân thôn Vĩnh Phúc vào vụ thu hoạch. Cây lá dong lúc này đã cao khoảng 1-3m.Những ngày này, bà Lê Thị Xuyến (60 tuổi) bắt đầu đi cắt lá dong để chuyển bán cho những khách đặt sớm. Gia đình bà Xuyến có 500m2 đất trồng loại cây này."Nghề trồng lá dong hình thành tại quê tôi từ lâu. Chúng tôi tận dụng đất vườn hoặc các khu đất trống cạnh nhà để trồng. Loại cây này giúp người dân quê tôi có cái Tết đầy đủ, ấm cúng", bà Xuyến nói.Bà Chu Thị Hoài (50 tuổi) cũng đang tất bật với việc thu hoạch lá dong. Với diện tích 2 sào, gia đình bà năm nay sẽ thu được khoảng 30.000 lá. "Năm nay giá lá dong thấp hơn các năm trước. Tùy theo mức độ to, đẹp của phiến lá, giá bán dao động 35.000-60.000 đồng/bó 100 lá", bà Hoài nói.Việc thu hoạch lá dong khá vất vả. Bà Hoài len lỏi qua từng cây mọc san sát nhau, dùng liềm cắt sát phần cuống.Sau khi cắt xong, bà Hoài chuyển cho con trai trợ giúp phân loại, xếp lá. "Tranh thủ lúc được nghỉ học, em ra phụ giúp mẹ", nam sinh Hoàng Văn Hướng (lớp 12) nói.Sau khi thu hoạch, lá dong được xếp cẩn thận, cột thành từng bó rồi vận chuyển về nhà. Vụ Tết Nguyên đán, người dân thôn Vĩnh Phúc có thu nhập trung bình mỗi hộ từ 10 - 20 triệu đồng nhờ bán lá dong.Theo nhiều người dân, cây lá dong có thể thu hoạch 3 vụ/năm nhưng khai thác dày như vậy sẽ khiến cây cho lá nhỏ, không đẹp. Để giữ thương hiệu, đa số người dân thôn Vĩnh Phúc chỉ thu hoạch mỗi năm một lần vào dịp Tết Nguyên đán. Lá dong nơi đây được khách hàng ưa chuộng nhờ phiến to, màu xanh đẹp, dễ gói bánh.
Thôn Vĩnh Phúc, xã Quang Vĩnh, huyện Đức Thọ được biết đến là "thủ phủ" trồng lá dong lớn nhất tỉnh Hà Tĩnh, với diện tích hơn 10ha. Toàn thôn 150 hộ thì có trên 80 hộ trồng loại cây này. Hộ ít nhất có khoảng 300m2 trồng lá dong, hộ nhiều lên đến hàng nghìn m2.
Lá dong là loại cây dễ trồng, không mất nhiều công chăm bón. Dịp giáp Tết Nguyên đán, người dân khắp nơi có nhu cầu sử dụng lượng lớn lá dong để gói bánh chưng, bánh tét... Đó là những loại bánh truyền thống được xem như "linh hồn" của Tết Việt. Dịp cận Tết là thời gian các hộ dân thôn Vĩnh Phúc vào vụ thu hoạch. Cây lá dong lúc này đã cao khoảng 1-3m.
Những ngày này, bà Lê Thị Xuyến (60 tuổi) bắt đầu đi cắt lá dong để chuyển bán cho những khách đặt sớm. Gia đình bà Xuyến có 500m2 đất trồng loại cây này.
"Nghề trồng lá dong hình thành tại quê tôi từ lâu. Chúng tôi tận dụng đất vườn hoặc các khu đất trống cạnh nhà để trồng. Loại cây này giúp người dân quê tôi có cái Tết đầy đủ, ấm cúng", bà Xuyến nói.
Bà Chu Thị Hoài (50 tuổi) cũng đang tất bật với việc thu hoạch lá dong. Với diện tích 2 sào, gia đình bà năm nay sẽ thu được khoảng 30.000 lá. "Năm nay giá lá dong thấp hơn các năm trước. Tùy theo mức độ to, đẹp của phiến lá, giá bán dao động 35.000-60.000 đồng/bó 100 lá", bà Hoài nói.
Việc thu hoạch lá dong khá vất vả. Bà Hoài len lỏi qua từng cây mọc san sát nhau, dùng liềm cắt sát phần cuống.
Sau khi cắt xong, bà Hoài chuyển cho con trai trợ giúp phân loại, xếp lá. "Tranh thủ lúc được nghỉ học, em ra phụ giúp mẹ", nam sinh Hoàng Văn Hướng (lớp 12) nói.
Sau khi thu hoạch, lá dong được xếp cẩn thận, cột thành từng bó rồi vận chuyển về nhà. Vụ Tết Nguyên đán, người dân thôn Vĩnh Phúc có thu nhập trung bình mỗi hộ từ 10 - 20 triệu đồng nhờ bán lá dong.
Theo nhiều người dân, cây lá dong có thể thu hoạch 3 vụ/năm nhưng khai thác dày như vậy sẽ khiến cây cho lá nhỏ, không đẹp. Để giữ thương hiệu, đa số người dân thôn Vĩnh Phúc chỉ thu hoạch mỗi năm một lần vào dịp Tết Nguyên đán. Lá dong nơi đây được khách hàng ưa chuộng nhờ phiến to, màu xanh đẹp, dễ gói bánh.