Tại thị trường vàng trong nước, chốt phiên giao dịch ngày 29/9:
Giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - chi nhánh Hà Nội được niêm yết ở mức 56,35-56,97 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giữ nguyên mức giá cả 2 chiều mua vào và bán ra so với mở đầu phiên giao dịch ngày 29/9. Chênh lệch giá mua-bán vàng là 620.000 đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng SJC của Tập đoàn Phú Quý đang ở mức 57,10-57,60 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Tăng 50.000 đồng/lượng chiều mua vào và giảm 100.000 đồng/lượng chiều bán ra so với mở đầu phiên giao dịch ngày 29/9. Chênh lệch giá mua - bán vàng 500.000 đồng/lượng.
|
Ảnh minh họa |
Còn tại Tập đoàn DOJI, giá vàng niêm yết ở mức 56,65-57,55 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giảm 50.000 đồng/lượng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với mở đầu phiên giao dịch ngày 29/9. Chênh lệch giá mua – bán vàng 900.000 đồng/lượng.
Tại thị trường vàng thế giới (cùng giờ Việt Nam): giá vàng được niêm yết ở mức 1.739,20 USD/ounce, tăng 5,4 USD/ounce so với phiên giao dịch trước đó. Quy đổi giá vàng thế giới theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank (22.860), tương đương 48,44 triệu đồng/lượng. Thấp hơn giá vàng trong nước khoảng 8,53 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới tăng nhờ lợi suất trái phiếu Mỹ giảm nhẹ, theo đó làm giảm áp lực từ triển vọng tăng lãi suất Mỹ trước thời hạn.
Bên cạnh đó, chỉ số USD Index lên cao nhất trong gần 11 tháng, khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua bằng ngoại tệ khác. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm nhẹ, neo trên 1,5%, mức lợi suất được ghi nhận lần cuối vào tháng 6.
Trước đó, ngày 28/9, chủ tịch Fed tại bang St. Louis, ông James Bullard cho hay lạm phát cao có thể ngân hàng trung ương thực hiện các biện pháp mạnh mẽ hơn, gồm hai đợt tăng lãi suất vào năm 2022.
Trong phiên điều trần trước quốc hội, chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết nền kinh tế Mỹ còn lâu mới đạt mức toàn dụng lao động, một trong những yêu cầu của ngân hàng trung ương đối với việc tăng lãi suất.