|
Sản xuất khuôn mẫu kim loại ở Công ty TNHH Punch Industry Manufacturing Việt Nam tại KCN Mỹ Phước 3. |
Forbes, tạp chí thông tin kinh tế, tài chính hàng đầu của Mỹ, cho rằng Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu nói trên dựa trên tiềm lực kinh tế sẵn có cũng như điều kiện giao thương thuận lợi trong nước và trên trường quốc tế. Forbes cũng dẫn đánh giá của các chuyên gia về 5 yếu tố có thể xem là "lực đẩy" giúp kinh tế Việt Nam đạt mục tiêu trên.
Trước hết, các chuyên gia cho rằng Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút mạnh đầu tư. Ông Oscar Mussons, Cố vấn kinh doanh quốc tế tại Tập đoàn Dezan Shira & Associates cho rằng chính sách ưu đãi thuế cùng các quy định minh bạch về đầu tư của Nhà nước Việt Nam tiếp tục tạo cơ hội và thúc đẩy các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Ông dự đoán năm 2017, Việt Nam sẽ “bắt đầu hưởng lợi từ hệ thống pháp lý cạnh tranh và có tổ chức hơn. Việc này sẽ có tác động tích cực trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và giúp Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất lớn trên thế giới.”
Tiếp theo, thu nhập của người dân không ngừng cải thiện góp phần thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng tăng cao cũng là yếu tố quan trọng khiến kinh tế tăng trưởng.
Dự báo năm 2020, tầng lớp trung lưu tại Việt Nam sẽ tăng gấp đôi, lên 33 triệu người. Mức lương ở Việt Nam đang tăng nhờ sự bùng nổ nhóm việc làm liên quan đến sản xuất theo định hướng xuất khẩu.
Trong khi đó, các nhà máy đang chuyển sang sản xuất hàng giá trị cao. Điện tử đang thay thế các mặt hàng sản xuất truyền thống trong nhà máy, như dệt may, da giày...
Sản phẩm công nghệ cao đang ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu của Việt Nam, đạt 25% năm 2015, so với chỉ 5% năm 2010. Xu hướng này được kỳ vọng là sẽ còn tiếp tục.
Yếu tố thứ tư là các doanh nghiệp tư nhân đang mở rộng. Hiện hoạt động của doanh nghiệp tư nhân tại đây đang tăng lên, đặc biệt trong các ngành dệt may và sản xuất theo định hướng xuất khẩu.
Các hãng bia, các doanh nghiệp mới trong ngành truyền thông, giải trí và thanh toán đang bùng nổ. Sự xuất hiện của các quỹ đầu tư mạo hiểm trong nước cũng sẽ giúp doanh nghiệp mới giải quyết vấn đề về nguồn vốn một cách linh hoạt hơn.
Cuối cùng, với việc tham gia 16 hiệp định thương mại tự do cùng nhiều nền kinh tế lớn, bao gồm các cường quốc kinh tế như Nhật Bản và Trung Quốc, cùng với triển vọng ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), chiếm tới 30% GDP toàn cầu, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sẽ không chịu ảnh hưởng lớn trong trường hợp Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình