J House là một ngôi nhà phố nhỏ ở thành phố Biên Hòa (Đồng Nai), có kích thước 4x24m, được hoàn thiện vào năm 2022. Gia chủ là một cô giáo sống độc thân.Cô giáo thích dành nhiều thời gian ở nhà, có thói quen chăm sóc cây cối trong vườn và mong muốn ngôi nhà luôn sáng sủa, thoáng mát, gần gũi với thiên nhiên.Tuy nhiên, bố cục nhà phố có chiều ngang hẹp, cách xây trải dài, chia phòng thông thường sẽ gây thiếu sáng, khả năng thông gió và chống ồn kém, cũng như không đủ khoảng không gian xanh cho sở thích của gia chủ.Để đáp ứng mong muốn của gia chủ và khắc phục nhược điểm điển hình của nhà phố, nhóm kiến trúc sư đặt các tiêu chí về không gian xanh, ánh sáng, thông gió tự nhiên và chống ồn lên hàng đầu.Đồng thời, kiến trúc sư đưa ra các phương án bố trí công năng phù hợp với 4 giải pháp thiết kế.Thứ nhất, khi bố trí mặt bằng nhà phố, cần đảm bảo từng không gian chức năng phải gắn liền một không gian xanh (giếng trời + khoảng xanh). Từ đó, tất cả các không gian đều được tiếp xúc với cây xanh và ánh sáng tự nhiên.Thứ hai, khi để ánh sáng tự nhiên vào ngôi nhà cần tính toán, thử nghiệm và kiểm tra thực tế để điều chỉnh lượng ánh sáng phù hợp với sinh hoạt hàng ngày cũng như cung cấp đủ cho cây xanh sinh trưởng và phát triển.Việc sử dụng kính năng lượng mặt trời trong nhà giúp giảm 40-45% nhiệt lượng ở khu vực giếng trời. Giải pháp rải đá phía trên kính còn có tác dụng điều hòa ánh sáng, tạo bóng mát.Nhờ đó, không gian trong nhà luôn tràn ngập ánh sáng tự nhiên nhưng không nóng bức.Hơn nữa, bóng mát từ các lớp đá tạo hiệu ứng như ánh nắng xuyên qua kẽ lá, giúp tăng cảm giác thiên nhiên trong không gian nhà phố.Thứ ba, việc bố trí công năng thiết lập 2 trục thông gió tự nhiên theo chiều dọc và chiều ngang đảm bảo mọi không gian trong nhà phố đều được thông gió tự nhiên.Hệ lam chữ Z bố trí ở phía trên giếng trời giúp thoát khí nóng, từ đó giúp giảm áp suất bên dưới mái kính.Không khí đi vào nhà từ hai hệ cửa trước và sau, tạo ra luồng không khí lưu thông khắp không gian, sau đó đi đến vùng áp suất thấp bên dưới mái kính, lấy nhiệt, hướng lên trên và qua cửa chớp chữ Z để thoát ra ngoài ngoài. Quá trình này luôn giữ cho không khí trong nhà luôn trong lành, mát mẻ.Thứ tư, đối với không gian nhà gần đường thường xuyên bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn giao thông, các bức tường bên trong sử dụng vật liệu hoàn thiện có bề mặt nhám.Hệ trần cũng được thiết kế dạng hệ khung rỗng, có độ dày, vừa mang lại hiệu quả thẩm mỹ, và hấp thụ tiếng ồn. Nguồn ảnh: Hiroyuki OkiNgắm biệt thự xa hoa không tưởng ở những ngôi “làng tỉ phú”
J House là một ngôi nhà phố nhỏ ở thành phố Biên Hòa (Đồng Nai), có kích thước 4x24m, được hoàn thiện vào năm 2022. Gia chủ là một cô giáo sống độc thân.
Cô giáo thích dành nhiều thời gian ở nhà, có thói quen chăm sóc cây cối trong vườn và mong muốn ngôi nhà luôn sáng sủa, thoáng mát, gần gũi với thiên nhiên.
Tuy nhiên, bố cục nhà phố có chiều ngang hẹp, cách xây trải dài, chia phòng thông thường sẽ gây thiếu sáng, khả năng thông gió và chống ồn kém, cũng như không đủ khoảng không gian xanh cho sở thích của gia chủ.
Để đáp ứng mong muốn của gia chủ và khắc phục nhược điểm điển hình của nhà phố, nhóm kiến trúc sư đặt các tiêu chí về không gian xanh, ánh sáng, thông gió tự nhiên và chống ồn lên hàng đầu.
Đồng thời, kiến trúc sư đưa ra các phương án bố trí công năng phù hợp với 4 giải pháp thiết kế.
Thứ nhất, khi bố trí mặt bằng nhà phố, cần đảm bảo từng không gian chức năng phải gắn liền một không gian xanh (giếng trời + khoảng xanh). Từ đó, tất cả các không gian đều được tiếp xúc với cây xanh và ánh sáng tự nhiên.
Thứ hai, khi để ánh sáng tự nhiên vào ngôi nhà cần tính toán, thử nghiệm và kiểm tra thực tế để điều chỉnh lượng ánh sáng phù hợp với sinh hoạt hàng ngày cũng như cung cấp đủ cho cây xanh sinh trưởng và phát triển.
Việc sử dụng kính năng lượng mặt trời trong nhà giúp giảm 40-45% nhiệt lượng ở khu vực giếng trời. Giải pháp rải đá phía trên kính còn có tác dụng điều hòa ánh sáng, tạo bóng mát.
Nhờ đó, không gian trong nhà luôn tràn ngập ánh sáng tự nhiên nhưng không nóng bức.
Hơn nữa, bóng mát từ các lớp đá tạo hiệu ứng như ánh nắng xuyên qua kẽ lá, giúp tăng cảm giác thiên nhiên trong không gian nhà phố.
Thứ ba, việc bố trí công năng thiết lập 2 trục thông gió tự nhiên theo chiều dọc và chiều ngang đảm bảo mọi không gian trong nhà phố đều được thông gió tự nhiên.
Hệ lam chữ Z bố trí ở phía trên giếng trời giúp thoát khí nóng, từ đó giúp giảm áp suất bên dưới mái kính.
Không khí đi vào nhà từ hai hệ cửa trước và sau, tạo ra luồng không khí lưu thông khắp không gian, sau đó đi đến vùng áp suất thấp bên dưới mái kính, lấy nhiệt, hướng lên trên và qua cửa chớp chữ Z để thoát ra ngoài ngoài. Quá trình này luôn giữ cho không khí trong nhà luôn trong lành, mát mẻ.
Thứ tư, đối với không gian nhà gần đường thường xuyên bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn giao thông, các bức tường bên trong sử dụng vật liệu hoàn thiện có bề mặt nhám.
Hệ trần cũng được thiết kế dạng hệ khung rỗng, có độ dày, vừa mang lại hiệu quả thẩm mỹ, và hấp thụ tiếng ồn. Nguồn ảnh: Hiroyuki Oki