Liên quan đến vụ Tô Công Lý, hơn 9 năm trước, Công ty TNHH xây dựng - thương mại - du lịch Công Lý (Công ty Công Lý) ở phường 8, TP Cà Mau, đã gây tiếng vang khi khởi công Nhà máy xử lý rác thải TP Cà Mau. Đây là nhà máy xử lý rác thải lớn nhất miền Tây vào thời điểm đó, vốn đầu tư 350 tỷ đồng, nhưng quyết toán để hưởng ưu đãi theo Nghị định 04/2009 của Chính phủ chỉ được duyệt 329 tỷ.Nhà máy xây dựng theo hệ thống thiết bị công nghệ VIBIO. Đây là quy trình công nghệ áp dụng có khả năng xử lý từ 50-400 tấn rác thải hữu cơ sinh hoạt mỗi ngày. Sự linh hoạt của thiết kế theo tiêu chuẩn International Composting Corporation (ICC) còn có thể mở rộng công suất hoạt động của hệ thống để xử lý bất kỳ khối lượng rác thải phát sinh nào. Trong ảnh là công đoạn cơ giới xé rác để đưa vào hệ thống sàn lọc.Công nhân phân loại rác tại nhà máy. Tổng số nhân sự tại nhà máy này là 101 người, Công ty Công Lý trả lương khoảng 800 triệu đồng/tháng. Theo lãnh đạo Công ty Công Lý, trong 6 năm hoạt động nhà máy lỗ 133 tỷ đồng.Chiếc máy khổng lồ biến rác thành phân hữu cơ.Nhiều thiết bị của nhà máy thường xuyên hư hỏng.Ngoài ưu đãi đầu tư, năm 2012, tỉnh Cà Mau đã cho nhà máy ứng 20 tỷ đồng tiền xử lý rác. Năm 2016, khi tỉnh Cà Mau lùm xùm chuyện Công ty Công Lý tặng 2 xe sang cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau thì Công ty Công Lý được ứng 25 tỷ đồng để bảo trì thiết bị.Hệ thống sàng lọc lấy rác hữu cơ bên trong nhà máy.Phân hữu cơ sản xuất tại Nhà máy xử lý rác thải Cà Mau. Theo lãnh đạo Sở Tài chính tỉnh Cà Mau, giá mỗi tấn rác được xử lý tại nhà máy này là 460.000 đồng. Do đây là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích, phân compost được sản xuất từ quy trình xử lý rác chưa bán được nên doanh nghiệp đề nghị UBND tỉnh Cà Mau trợ giá mỗi tấn rác 450.000 đồng.Nếu bán được số phân hữu cơ này thì Công ty Công Lý sẽ có thêm chi phí để bù lỗ cho quá trình xử lý rác.
Liên quan đến vụ Tô Công Lý, hơn 9 năm trước, Công ty TNHH xây dựng - thương mại - du lịch Công Lý (Công ty Công Lý) ở phường 8, TP Cà Mau, đã gây tiếng vang khi khởi công Nhà máy xử lý rác thải TP Cà Mau. Đây là nhà máy xử lý rác thải lớn nhất miền Tây vào thời điểm đó, vốn đầu tư 350 tỷ đồng, nhưng quyết toán để hưởng ưu đãi theo Nghị định 04/2009 của Chính phủ chỉ được duyệt 329 tỷ.
Nhà máy xây dựng theo hệ thống thiết bị công nghệ VIBIO. Đây là quy trình công nghệ áp dụng có khả năng xử lý từ 50-400 tấn rác thải hữu cơ sinh hoạt mỗi ngày. Sự linh hoạt của thiết kế theo tiêu chuẩn International Composting Corporation (ICC) còn có thể mở rộng công suất hoạt động của hệ thống để xử lý bất kỳ khối lượng rác thải phát sinh nào. Trong ảnh là công đoạn cơ giới xé rác để đưa vào hệ thống sàn lọc.
Công nhân phân loại rác tại nhà máy. Tổng số nhân sự tại nhà máy này là 101 người, Công ty Công Lý trả lương khoảng 800 triệu đồng/tháng. Theo lãnh đạo Công ty Công Lý, trong 6 năm hoạt động nhà máy lỗ 133 tỷ đồng.
Chiếc máy khổng lồ biến rác thành phân hữu cơ.
Nhiều thiết bị của nhà máy thường xuyên hư hỏng.
Ngoài ưu đãi đầu tư, năm 2012, tỉnh Cà Mau đã cho nhà máy ứng 20 tỷ đồng tiền xử lý rác. Năm 2016, khi tỉnh Cà Mau lùm xùm chuyện Công ty Công Lý tặng 2 xe sang cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau thì Công ty Công Lý được ứng 25 tỷ đồng để bảo trì thiết bị.
Hệ thống sàng lọc lấy rác hữu cơ bên trong nhà máy.
Phân hữu cơ sản xuất tại Nhà máy xử lý rác thải Cà Mau. Theo lãnh đạo Sở Tài chính tỉnh Cà Mau, giá mỗi tấn rác được xử lý tại nhà máy này là 460.000 đồng. Do đây là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích, phân compost được sản xuất từ quy trình xử lý rác chưa bán được nên doanh nghiệp đề nghị UBND tỉnh Cà Mau trợ giá mỗi tấn rác 450.000 đồng.
Nếu bán được số phân hữu cơ này thì Công ty Công Lý sẽ có thêm chi phí để bù lỗ cho quá trình xử lý rác.