1. Khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam nguyên Tổng giám đốc PVTEX Vũ Đình Duy
Ngày 19/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTEX), Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp dầu khí Kinh Bắc (PVC.KBC) và các đơn vị liên quan. Ảnh: Tuổi trẻ.Cùng ngày, cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét đối với ông Trần Trung Chí Hiếu, nguyên Chủ tịch HĐQT PVTEX; ông Vũ Đình Duy nguyên Tổng giám đốc PVTEX; ông Vũ Phương Nam, Kế toán trưởng PVTEX; ông Đào Ngọ Hoàng, nguyên Trưởng phòng thương mại hợp đồng PVTEX và ông Đỗ Văn Hồng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty PVC.KBC. Ảnh: Infonet.Trong số 5 bị can trên, ông Đỗ Văn Hồng bị bắt tạm giam trước đó do liên quan đến vụ án xảy ra tại Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC). Bốn người còn lại vừa bị áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quyết định của cơ quan cảnh sát điều tra. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang mở rộng vụ án, áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi tài sản thất thoát. Ảnh: Internet.Được biết, ông Vũ Đình Duy từng giữ chức Tổng giám đốc Công ty CP Hoá dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTEX) - chủ đầu tư nhà máy sản xuất xơ sợi polyeste Đình Vũ (Hải Phòng) từ ngày 15/7/2009 đến tháng 2/2014. Sau đó, ông Duy được điều động và bổ nhiệm về Vinachem hồi giữa tháng 4/2016. Ảnh: Báo Trẻ Online.Với tổng vốn đầu tư lên tới 325 triệu USD (tương đương với 7.000 tỷ đồng), nhà máy xơ sợi Đình Vũ dự định dùng nguyên liệu từ nhà máy Lọc dầu Dung Quất để chế biến thành xơ sợi, giúp ngành dệt may trong nước tự chủ một phần nguyên liệu. Ảnh: VnEconomy.Ban đầu, dự án được góp vốn bởi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex). Tuy nhiên, phần vốn góp 200 tỷ đồng của Vinatex và 1 đơn vị thành viên là Tổng công ty cổ phần Phong Phú đã nhanh chóng được các đơn vị này thoái hết và rút lui khỏi dự án vào năm 2015. Sau khi cơ cấu lại cổ đông, chỉ còn PVN và Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí tham gia góp vốn đầu tư với tỷ lệ tương ứng 75:25 tại PVtex. Như vậy, với 75% góp vốn tại PVTEX, PVN nắm giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT. Ảnh: Internet.Sau gần 6 năm đầu tư, ngay từ khi chạy thử rồi vận hành thương mại vào tháng 5/2014, nhà máy liên tục đối mặt với việc không bán được hàng, tạm dừng sản xuất và thua lỗ nặng lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Ông Vũ Đình Duy cũng từng giữ chức Tổng giám đốc PVTEX rồi chuyển sang làm Phó giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng, sau đó được bổ nhiệm vị trí Phó Cục trưởng Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) và cuối cùng được điều động làm Ủy viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cho đến nay. Ảnh: Tiền Phong. Hồi tháng 10 vừa qua, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra tình hình tại PVTEX và phát hiện nhiều sai phạm. Quá trình thanh tra đã phát hiện có dấu hiệu cố ý làm trái và thiếu trách nhiệm trong việc phê duyệt dự án, lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng với nhà thầu gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. Do đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật. Ảnh: Vietnamnet.
Trịnh Xuân Thanh: Để lại khoản lỗ 3.200 tỷ, trốn ra nước ngoài
Ngoài ông Vũ Đình Duy, trước đó còn có một số các sếp lớn dầu khí bị cơ quan bảo vệ pháp luật truy trách nhiệm như ông Trịnh Xuân Thanh. Ông Thanh sinh năm 1966, tại Đông Anh, Hà Nội, tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Quy hoạch đô thị. Năm 2007, ông Thanh đầu quân cho Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) với các chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC. Dưới thời của Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận làm lãnh đạo, nhiều cá nhân thuộc PVC đã bị kỷ luật và xử lý hình sự. Ảnh: Đất việt.Theo thông tin trên vietbao.vn, khi Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận chèo lái, PVC đã dành tới 86% vốn điều lệ rót vào các hạng mục đầu tư ngoài ngành, công ty con, công ty liên kết và mắc cạn trong nợ nần. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế năm 2012 của PVC âm 1.847 tỉ đồng, trong đó riêng công ty mẹ lỗ tới 1.338 tỉ đồng. Cũng trong năm này, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã phải chi trên 1.000 tỉ đồng để mua lại phần lớn số cổ phiếu phát hành thêm của PVC, giúp doanh nghiệp này thoát cảnh thâm hụt dòng tiền. Ảnh: Tuổi trẻ.Sang năm 2013, PVC tiếp tục rơi vào vòng xoáy thua lỗ, mất cân đối dòng tiền, lỗ gần 2.230 tỉ đồng, riêng công ty mẹ lỗ gần 1.623 tỉ đồng. Lũy kế cả năm 2013, công ty mẹ lỗ hơn 3.850 tỉ đồng. Trước thực trạng PVC thua lỗ như vậy, nhưng vào tháng 5/2013 Trịnh Xuân Thanh rời khỏi vị trí “Chủ tịch HĐQT PVC và sau đó được bổ nhiệm giữ chức Phó Chánh văn phòng Bộ Công thương - Trưởng đại diện Văn phòng miền Trung của Bộ Công thương tại Đà Nẵng. Ảnh: Internet.Tiếp đó, Trịnh Xuân Thanh được nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng bổ nhiệm giữ chức vụ Vụ trưởng - Trưởng ban Đổi mới doanh nghiệp Bộ Công thương.Đến tháng 5/2015, ông Thanh được luân chuyển làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016. Hơn 1 năm sau, ngày 9/6/2016, Hội đồng Bầu cử Quốc gia công bố, ông Trịnh Xuân Thanh đã trúng cử đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang với tỷ lệ 75,28% phiếu tán thành. Ảnh: CafeF.Vào tháng 9/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố và bắt tạm giam đối với 4 bị can nguyên là lãnh đạo của Tổng Công ty PVC về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” gồm: Vũ Đức Thuận, nguyên Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc; Nguyễn Mạnh Tiến, Phó Tổng Giám đốc; Trương Quốc Dũng, nguyên Phó Tổng Giám đốc; Phạm Tiến Đạt, nguyên Kế toán trưởng PVC. Ảnh: Tuổi trẻ.Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị cũng đã bị khởi tố về tội Tham ô tài sản và tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: Internet. 3. Lê Chung Dũng: trốn mất hút du học Singapore?
Tiếp đó, phải kể đến ông Lê Chung Dũng, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực dầu khí (đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam). Được biết, ông Lê Chung Dũng là cán bộ thuộc diện quản lý của Tập đoàn đã vắng mặt tại cơ quan kể từ ngày 21/10/2016 đến nay. Ảnh: VietnamnetTheo báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, ông Lê Chung Dũng được Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam cho nghỉ phép từ ngày 10 đến ngày 20/10/2016. Như vậy, kể cả thời gian được phép nghỉ, ông Lê Chung Dũng đã vắng mặt 2 tháng. Sau khi hết thời gian nghỉ phép, ông Lê Chung Dũng có đơn xin tạm dừng công việc 6 tháng để tham gia khóa học bằng kinh phí cá nhân tại nước ngoài. Ảnh: Internet.Tổng công ty Điện lực dầu khí đã nhiều lần có văn bản yêu cầu ông Dũng quay lại Tổng công ty để tiếp tục làm việc và giải quyết các thủ tục có liên quan. Tuy nhiên từ 21/10/2016 đến nay, ông Dũng vẫn chưa trở lại làm việc và có thông báo cho Tổng công ty Điện lực dầu khí về việc đang học tập ở Singapore. Ảnh: VTC News.Ngay sau khi nhận được báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Bộ Công Thương đã có văn bản yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chỉ đạo xử lý nghiêm theo đúng phân cấp quản lý cán bộ và theo các quy chế, quy định hiện hành, đồng thời tăng cường quản lý cán bộ nhất là các cán bộ có liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra. Hiện nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang tiến hành quy trình xử lý kỷ luật đối với ông Lê Chung Dũng do vi phạm kỷ luật lao động, tự ý đi nước ngoài. Ảnh: VietnamFinance.
1. Khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam nguyên Tổng giám đốc PVTEX Vũ Đình Duy
Ngày 19/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTEX), Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp dầu khí Kinh Bắc (PVC.KBC) và các đơn vị liên quan. Ảnh: Tuổi trẻ.
Cùng ngày, cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét đối với ông Trần Trung Chí Hiếu, nguyên Chủ tịch HĐQT PVTEX; ông Vũ Đình Duy nguyên Tổng giám đốc PVTEX; ông Vũ Phương Nam, Kế toán trưởng PVTEX; ông Đào Ngọ Hoàng, nguyên Trưởng phòng thương mại hợp đồng PVTEX và ông Đỗ Văn Hồng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty PVC.KBC. Ảnh: Infonet.
Trong số 5 bị can trên, ông Đỗ Văn Hồng bị bắt tạm giam trước đó do liên quan đến vụ án xảy ra tại Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC). Bốn người còn lại vừa bị áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quyết định của cơ quan cảnh sát điều tra. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang mở rộng vụ án, áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi tài sản thất thoát. Ảnh: Internet.
Được biết, ông Vũ Đình Duy từng giữ chức Tổng giám đốc Công ty CP Hoá dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTEX) - chủ đầu tư nhà máy sản xuất xơ sợi polyeste Đình Vũ (Hải Phòng) từ ngày 15/7/2009 đến tháng 2/2014. Sau đó, ông Duy được điều động và bổ nhiệm về Vinachem hồi giữa tháng 4/2016. Ảnh: Báo Trẻ Online.
Với tổng vốn đầu tư lên tới 325 triệu USD (tương đương với 7.000 tỷ đồng), nhà máy xơ sợi Đình Vũ dự định dùng nguyên liệu từ nhà máy Lọc dầu Dung Quất để chế biến thành xơ sợi, giúp ngành dệt may trong nước tự chủ một phần nguyên liệu. Ảnh: VnEconomy.
Ban đầu, dự án được góp vốn bởi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex). Tuy nhiên, phần vốn góp 200 tỷ đồng của Vinatex và 1 đơn vị thành viên là Tổng công ty cổ phần Phong Phú đã nhanh chóng được các đơn vị này thoái hết và rút lui khỏi dự án vào năm 2015. Sau khi cơ cấu lại cổ đông, chỉ còn PVN và Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí tham gia góp vốn đầu tư với tỷ lệ tương ứng 75:25 tại PVtex. Như vậy, với 75% góp vốn tại PVTEX, PVN nắm giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT. Ảnh: Internet.
Sau gần 6 năm đầu tư, ngay từ khi chạy thử rồi vận hành thương mại vào tháng 5/2014, nhà máy liên tục đối mặt với việc không bán được hàng, tạm dừng sản xuất và thua lỗ nặng lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Ông Vũ Đình Duy cũng từng giữ chức Tổng giám đốc PVTEX rồi chuyển sang làm Phó giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng, sau đó được bổ nhiệm vị trí Phó Cục trưởng Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) và cuối cùng được điều động làm Ủy viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cho đến nay. Ảnh: Tiền Phong.
Hồi tháng 10 vừa qua, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra tình hình tại PVTEX và phát hiện nhiều sai phạm. Quá trình thanh tra đã phát hiện có dấu hiệu cố ý làm trái và thiếu trách nhiệm trong việc phê duyệt dự án, lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng với nhà thầu gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. Do đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật. Ảnh: Vietnamnet.
Trịnh Xuân Thanh: Để lại khoản lỗ 3.200 tỷ, trốn ra nước ngoài
Ngoài ông Vũ Đình Duy, trước đó còn có một số các sếp lớn dầu khí bị cơ quan bảo vệ pháp luật truy trách nhiệm như ông Trịnh Xuân Thanh. Ông Thanh sinh năm 1966, tại Đông Anh, Hà Nội, tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Quy hoạch đô thị. Năm 2007, ông Thanh đầu quân cho Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) với các chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC. Dưới thời của Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận làm lãnh đạo, nhiều cá nhân thuộc PVC đã bị kỷ luật và xử lý hình sự. Ảnh: Đất việt.
Theo thông tin trên vietbao.vn, khi Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận chèo lái, PVC đã dành tới 86% vốn điều lệ rót vào các hạng mục đầu tư ngoài ngành, công ty con, công ty liên kết và mắc cạn trong nợ nần. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế năm 2012 của PVC âm 1.847 tỉ đồng, trong đó riêng công ty mẹ lỗ tới 1.338 tỉ đồng. Cũng trong năm này, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã phải chi trên 1.000 tỉ đồng để mua lại phần lớn số cổ phiếu phát hành thêm của PVC, giúp doanh nghiệp này thoát cảnh thâm hụt dòng tiền. Ảnh: Tuổi trẻ.
Sang năm 2013, PVC tiếp tục rơi vào vòng xoáy thua lỗ, mất cân đối dòng tiền, lỗ gần 2.230 tỉ đồng, riêng công ty mẹ lỗ gần 1.623 tỉ đồng. Lũy kế cả năm 2013, công ty mẹ lỗ hơn 3.850 tỉ đồng. Trước thực trạng PVC thua lỗ như vậy, nhưng vào tháng 5/2013 Trịnh Xuân Thanh rời khỏi vị trí “Chủ tịch HĐQT PVC và sau đó được bổ nhiệm giữ chức Phó Chánh văn phòng Bộ Công thương - Trưởng đại diện Văn phòng miền Trung của Bộ Công thương tại Đà Nẵng. Ảnh: Internet.
Tiếp đó, Trịnh Xuân Thanh được nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng bổ nhiệm giữ chức vụ Vụ trưởng - Trưởng ban Đổi mới doanh nghiệp Bộ Công thương.
Đến tháng 5/2015, ông Thanh được luân chuyển làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016. Hơn 1 năm sau, ngày 9/6/2016, Hội đồng Bầu cử Quốc gia công bố, ông Trịnh Xuân Thanh đã trúng cử đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang với tỷ lệ 75,28% phiếu tán thành. Ảnh: CafeF.
Vào tháng 9/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố và bắt tạm giam đối với 4 bị can nguyên là lãnh đạo của Tổng Công ty PVC về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” gồm: Vũ Đức Thuận, nguyên Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc; Nguyễn Mạnh Tiến, Phó Tổng Giám đốc; Trương Quốc Dũng, nguyên Phó Tổng Giám đốc; Phạm Tiến Đạt, nguyên Kế toán trưởng PVC. Ảnh: Tuổi trẻ.
Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị cũng đã bị khởi tố về tội Tham ô tài sản và tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: Internet.
3. Lê Chung Dũng: trốn mất hút du học Singapore?
Tiếp đó, phải kể đến ông Lê Chung Dũng, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực dầu khí (đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam). Được biết, ông Lê Chung Dũng là cán bộ thuộc diện quản lý của Tập đoàn đã vắng mặt tại cơ quan kể từ ngày 21/10/2016 đến nay. Ảnh: Vietnamnet
Theo báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, ông Lê Chung Dũng được Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam cho nghỉ phép từ ngày 10 đến ngày 20/10/2016. Như vậy, kể cả thời gian được phép nghỉ, ông Lê Chung Dũng đã vắng mặt 2 tháng. Sau khi hết thời gian nghỉ phép, ông Lê Chung Dũng có đơn xin tạm dừng công việc 6 tháng để tham gia khóa học bằng kinh phí cá nhân tại nước ngoài. Ảnh: Internet.
Tổng công ty Điện lực dầu khí đã nhiều lần có văn bản yêu cầu ông Dũng quay lại Tổng công ty để tiếp tục làm việc và giải quyết các thủ tục có liên quan. Tuy nhiên từ 21/10/2016 đến nay, ông Dũng vẫn chưa trở lại làm việc và có thông báo cho Tổng công ty Điện lực dầu khí về việc đang học tập ở Singapore. Ảnh: VTC News.
Ngay sau khi nhận được báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Bộ Công Thương đã có văn bản yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chỉ đạo xử lý nghiêm theo đúng phân cấp quản lý cán bộ và theo các quy chế, quy định hiện hành, đồng thời tăng cường quản lý cán bộ nhất là các cán bộ có liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra. Hiện nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang tiến hành quy trình xử lý kỷ luật đối với ông Lê Chung Dũng do vi phạm kỷ luật lao động, tự ý đi nước ngoài. Ảnh: VietnamFinance.