Để giảm thiểu chi phí phân bón, nhiều người làm vườn là chia sẻ cách tự làm phân bón bằng các loại thực phẩm có sẵn trong nhà, một trong số đó chính là vỏ chuối khô.
Theo nghiên cứu, vỏ chuối khô có khả năng cung cấp 40% kali, 3% phốt pho cho cây trồng khi phân hủy trong đất giúp cây phát triển, khoẻ mạnh, đặc biệt giúp ích cho việc hình thành các nụ hoa. Ngoài ra, các thành phần trong vỏ chuối như canxi, mangan, natri, meagie, lưu huỳnh cũng đặc biệt tốt giúp cây hoa hồng và nhiều loại cây trồng khác ra hoa.
|
Ảnh minh họa. |
Để làm vỏ chuối khô, sau khi ăn chuối mọi người giữ lại vỏ, sau đó đem phơi khi trời nắng (càng nắng to càng tốt) trong khoảng 5 – 6 giờ tới khi vỏ chuối khô đét lại là được. Còn nếu thời tiết đang mưa ẩm, không có nắng, thì hãy sấy khô vỏ chuối trong lò với nhiệt độ khoảng 170 – 200 độ F (77 đến 93 độ C) cho đến khi vỏ chuối đen, giòn. Tiếp theo, hãy sử dụng vỏ chuối khô theo các cách sau.
Để làm lượng vỏ chuối khô lớn dùng dần thì nên đặt chuối vào khay thuỷ tinh và phơi trong 3 – 5 ngày để bảo quản được lâu hơn, sau khi vỏ chuối khô nguội thì cho vào túi zip hoặc hộp nhựa để dùng dần.
Mẹo 1: Tưới nước
Bạn có thể dùng bình tưới để tưới nước xung quanh gốc cây. Lưu ý chắc chắn rằng bạn không tưới vòi nước lớn vào trực tiếp gốc cây, rễ cây và hoa. Cách làm này sẽ giúp cho nước thấm từ từ vào lòng đất để nuôi rễ cây, giúp cây tươi tốt, tránh làm hỏng bộ rễ và thân lá của hoa hồng.
Thời gian tưới nước tốt nhất để giúp cây không bị nấm bệnh đó là vào buổi sáng sớm. Thời gian này đủ giúp lượng nước tưới thừa trên lá có đủ thời gian để bay hơi.
Mẹo 2: Cắt tỉa
Đây được xem là một trong những công việc quan trọng trong quy trình chăm sóc hoa hồng. Tỉa là một công việc đơn giản nhưng đòi hỏi sử dụng các công cụ vườn phù hợp. Dụng cụ phải sắc bén. Khi tỉa cành, bạn cắt những đoạn gỗ bị hư hỏng, những đoạn cành héo, cành có lá bị sâu, vàng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể loại bỏ những cành đang vươn sai hướng để kích thích chồi phát triển.