Việc bán mảng kinh doanh tại Đông Nam Á cho đối thủ Grab được xem là bước đi chiến lược giúp Uber cắt giảm đáng kể chi phí và tập trung vào thị trường mà họ làm tốt. Ảnh: Focus Taiwan.Tại khu vực châu Á, Uber còn hai thị trường chủ chốt là Nhật Bản và Ấn Độ. Tuy nhiên, cuộc chiến tại hai thị trường này cũng không hề dễ dàng. Ảnh: TheJapantimes.Tại Ấn Độ, Uber đang phải trải qua cuộc cạnh tranh kéo dài nhiều năm với Ola, ứng dụng gọi xe lớn nhất Ấn Độ. Ảnh: TechCrunch.Ola thành lập năm 2010, có mô hình hoạt động tương tự Uber. Ảnh: VOA. Đối thủ của Uber hiện có hơn một triệu tài xế tại Ấn Độ, hoạt động ở 110 thành phố. Trong khi đó, Uber chỉ có mặt tại 30 thành phố ở đất nước 1,3 tỷ dân này. Ảnh: IndianCEO.Không chỉ có vậy, Ola còn có tiềm lực rất mạnh khi được đại gia công nghệ Nhật Bản SoftBank chống lưng. Didi - đối thủ đánh bật Uber khỏi Trung Quốc cũng là nhà đầu tư của Ola. Ảnh: Meethi Lassi.Còn tại Nhật Bản, Uber phải cạnh tranh với dịch vụ taxi truyền thống hoàn hảo như cửa mở động, đưa hành khách tới địa điểm nhanh nhất và an toàn nhất có thể. Ảnh: Tsunagujapan.Thêm nữa, với sự hỗ trợ của SoftBank, Didi cũng đặt mục tiêu tiến vào thị trường Nhật Bản. Ảnh: AutoBikes.Thực tế cho thấy, trước khi bán mình cho các đối thủ tại các thị trường trên thế giới, Uber đã phải đầu tư một số tiền không hề nhỏ. Tại Đông Nam Á, sau 5 năm hoạt động Uber đã bỏ ra khoảng 700 triệu USD. Ảnh: Livemint.Trước khi bán mình cho đối thủ Didi Chuxing, thị trường Trung Quốc đã ngốn hơn 2 tỷ USD của Uber. Ảnh: Sampi Marketing China.Năm 2017, sau 3 năm chật vật tìm cách tồn tại ở Nga, hãng taxi công nghệ Uber phải bắt tay với đối thủ Yandex để tiếp tục hoạt động. Trong thương vụ này, Uber phải bỏ ra hơn 225 triệu USD cho thương vụ này và đổi lại 1/3 cổ phần trong công ty. Ảnh: Sputnik International.Video: Uber từng bước bán mình. Nguồn VTV24.
Việc bán mảng kinh doanh tại Đông Nam Á cho đối thủ Grab được xem là bước đi chiến lược giúp Uber cắt giảm đáng kể chi phí và tập trung vào thị trường mà họ làm tốt. Ảnh: Focus Taiwan.
Tại khu vực châu Á, Uber còn hai thị trường chủ chốt là Nhật Bản và Ấn Độ. Tuy nhiên, cuộc chiến tại hai thị trường này cũng không hề dễ dàng. Ảnh: TheJapantimes.
Tại Ấn Độ, Uber đang phải trải qua cuộc cạnh tranh kéo dài nhiều năm với Ola, ứng dụng gọi xe lớn nhất Ấn Độ. Ảnh: TechCrunch.
Ola thành lập năm 2010, có mô hình hoạt động tương tự Uber. Ảnh: VOA.
Đối thủ của Uber hiện có hơn một triệu tài xế tại Ấn Độ, hoạt động ở 110 thành phố. Trong khi đó, Uber chỉ có mặt tại 30 thành phố ở đất nước 1,3 tỷ dân này. Ảnh: IndianCEO.
Không chỉ có vậy, Ola còn có tiềm lực rất mạnh khi được đại gia công nghệ Nhật Bản SoftBank chống lưng. Didi - đối thủ đánh bật Uber khỏi Trung Quốc cũng là nhà đầu tư của Ola. Ảnh: Meethi Lassi.
Còn tại Nhật Bản, Uber phải cạnh tranh với dịch vụ taxi truyền thống hoàn hảo như cửa mở động, đưa hành khách tới địa điểm nhanh nhất và an toàn nhất có thể. Ảnh: Tsunagujapan.
Thêm nữa, với sự hỗ trợ của SoftBank, Didi cũng đặt mục tiêu tiến vào thị trường Nhật Bản. Ảnh: AutoBikes.
Thực tế cho thấy, trước khi bán mình cho các đối thủ tại các thị trường trên thế giới, Uber đã phải đầu tư một số tiền không hề nhỏ. Tại Đông Nam Á, sau 5 năm hoạt động Uber đã bỏ ra khoảng 700 triệu USD. Ảnh: Livemint.
Trước khi bán mình cho đối thủ Didi Chuxing, thị trường Trung Quốc đã ngốn hơn 2 tỷ USD của Uber. Ảnh: Sampi Marketing China.
Năm 2017, sau 3 năm chật vật tìm cách tồn tại ở Nga, hãng taxi công nghệ Uber phải bắt tay với đối thủ Yandex để tiếp tục hoạt động. Trong thương vụ này, Uber phải bỏ ra hơn 225 triệu USD cho thương vụ này và đổi lại 1/3 cổ phần trong công ty. Ảnh: Sputnik International.
Video: Uber từng bước bán mình. Nguồn VTV24.