8 dự án "ma" bao gồm: Green Oasis Hòa Bình - Lương Sơn; dự án Beverly Hill - Lương Sơn Hòa Bình; dự án Vịt Cổ Xanh Ecologe Việt Pháp; dự án Sun Legend Villa - Đà Bắc Ecolodge; dự án Mountain Villa - Lương Sơn; dự án Kai Village Resort tại cầu Mè, xã Mông Hóa, TP Hòa Bình; dự án Ohara Villas & Resort, xã Mông Hóa, TP Hòa Bình; dự án The Moon Village tại xã Yên Quang, TP Hòa Bình.Bên trong khu đất của Beverly Hill là hàng loạt căn biệt thự được xây dựng theo kiến trúc hiện đại. Ngoài ra, hạ tầng giao thông, tiện ích như bể bơi, nhà hàng được đầu tư xây dựng bài bản, đồng bộ.Vẫn tại huyện Lương Sơn, dự án Green Oasis Hòa Bình từng là một dự án “hot” nhất khu vực. Đây là dự án có vị trí đắc địa, gần đường lớn của xã Nhuận Trạch (Lương Sơn). Theo thông tin giới thiệu về dự án này, Khu biệt thự Green Oasis Villa do chủ đầu tư Công ty CP Bất động sản Green Oasis phát triển lấy ý tưởng từ hình ảnh ốc đảo xanh. Cũng giống như 2 dự án nêu trên, 2 dự án Ohara Villas & Resort và Kai Village Resort tại xã Mông Hóa, TP Hòa Bình cũng đang tồn tại như một quần thể du lịch nghỉ dưỡng quy mô “khủng”. Dù nằm sâu trong khu dân cư, nhưng trong dự án đã tồn tại hàng chục căn biệt thự xây dựng hiện đại, đồng bộ về tiện ích cảnh quan. Theo đại diện Sở Xây dựng Hòa Bình, những dự án này bản chất là khu đất nông thôn có sổ đỏ được cá nhân mua lại, sau đó ủy quyền cho doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh mà không đăng ký dự án theo quy định pháp luật. Đến khi được rao bán, "cò đất" tự gắn mác là dự án bất động sản nghỉ dưỡng hoành tráng.Đại diện Sở Xây dựng Hòa Bình cho biết, đất có sổ đỏ ở nông thôn, chưa có quy hoạch thì người dân tự xây dựng mà không phải xin cấp phép. Do đó, người ta không cần phải xin thủ tục qua Sở Xây dựng, thẩm quyền quản lý không qua Sở, mà chỉ chịu sự quản lý của địa phương. Do đó, để ngăn chặn được việc này, pháp luật cần cho phép đánh thuế căn nhà thứ hai là 50% hay 20%. Khi chịu thuế này, những chủ đất xây nhiều nhà cũng không còn nhiều lợi nhuận. Quan trọng hơn nữa, công tác lập quy hoạch cũng cần phải nhanh, phủ kín để kiểm soát và thực hiện đồng bộ. Trao đổi với báo chí, ông Đoàn Tiến Lập, Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường bất bất động sản (Sở Xây dựng Hòa Bình) cho biết, từ năm 2017, Sở này đã công khai các dự án trên địa bàn, đồng thời cảnh báo người dân về các dự án không có thật để tránh rủi ro. Trước mắt, Sở Xây dựng sẽ cảnh báo những dự án không có để người dân nắm bắt được thông tin và các cơ quan chắc năng giám sát, xử lý nếu có vi phạm. Tuy nhiên, từ thực tế này, một câu hỏi được đặt ra là trách nhiệm của chính quyền địa phương ở đâu, ai chịu trách nhiêm trước pháp luật khi để những dự án này ngang nhiên san lấp, xây dựng, rao bán rầm rộ trong một thời gian dài mà không bị xử lý?.
8 dự án "ma" bao gồm: Green Oasis Hòa Bình - Lương Sơn; dự án Beverly Hill - Lương Sơn Hòa Bình; dự án Vịt Cổ Xanh Ecologe Việt Pháp; dự án Sun Legend Villa - Đà Bắc Ecolodge; dự án Mountain Villa - Lương Sơn; dự án Kai Village Resort tại cầu Mè, xã Mông Hóa, TP Hòa Bình; dự án Ohara Villas & Resort, xã Mông Hóa, TP Hòa Bình; dự án The Moon Village tại xã Yên Quang, TP Hòa Bình.
Bên trong khu đất của Beverly Hill là hàng loạt căn biệt thự được xây dựng theo kiến trúc hiện đại. Ngoài ra, hạ tầng giao thông, tiện ích như bể bơi, nhà hàng được đầu tư xây dựng bài bản, đồng bộ.
Vẫn tại huyện Lương Sơn, dự án Green Oasis Hòa Bình từng là một dự án “hot” nhất khu vực. Đây là dự án có vị trí đắc địa, gần đường lớn của xã Nhuận Trạch (Lương Sơn). Theo thông tin giới thiệu về dự án này, Khu biệt thự Green Oasis Villa do chủ đầu tư Công ty CP Bất động sản Green Oasis phát triển lấy ý tưởng từ hình ảnh ốc đảo xanh.
Cũng giống như 2 dự án nêu trên, 2 dự án Ohara Villas & Resort và Kai Village Resort tại xã Mông Hóa, TP Hòa Bình cũng đang tồn tại như một quần thể du lịch nghỉ dưỡng quy mô “khủng”. Dù nằm sâu trong khu dân cư, nhưng trong dự án đã tồn tại hàng chục căn biệt thự xây dựng hiện đại, đồng bộ về tiện ích cảnh quan.
Theo đại diện Sở Xây dựng Hòa Bình, những dự án này bản chất là khu đất nông thôn có sổ đỏ được cá nhân mua lại, sau đó ủy quyền cho doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh mà không đăng ký dự án theo quy định pháp luật. Đến khi được rao bán, "cò đất" tự gắn mác là dự án bất động sản nghỉ dưỡng hoành tráng.
Đại diện Sở Xây dựng Hòa Bình cho biết, đất có sổ đỏ ở nông thôn, chưa có quy hoạch thì người dân tự xây dựng mà không phải xin cấp phép. Do đó, người ta không cần phải xin thủ tục qua Sở Xây dựng, thẩm quyền quản lý không qua Sở, mà chỉ chịu sự quản lý của địa phương.
Do đó, để ngăn chặn được việc này, pháp luật cần cho phép đánh thuế căn nhà thứ hai là 50% hay 20%. Khi chịu thuế này, những chủ đất xây nhiều nhà cũng không còn nhiều lợi nhuận. Quan trọng hơn nữa, công tác lập quy hoạch cũng cần phải nhanh, phủ kín để kiểm soát và thực hiện đồng bộ.
Trao đổi với báo chí, ông Đoàn Tiến Lập, Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường bất bất động sản (Sở Xây dựng Hòa Bình) cho biết, từ năm 2017, Sở này đã công khai các dự án trên địa bàn, đồng thời cảnh báo người dân về các dự án không có thật để tránh rủi ro. Trước mắt, Sở Xây dựng sẽ cảnh báo những dự án không có để người dân nắm bắt được thông tin và các cơ quan chắc năng giám sát, xử lý nếu có vi phạm.
Tuy nhiên, từ thực tế này, một câu hỏi được đặt ra là trách nhiệm của chính quyền địa phương ở đâu, ai chịu trách nhiêm trước pháp luật khi để những dự án này ngang nhiên san lấp, xây dựng, rao bán rầm rộ trong một thời gian dài mà không bị xử lý?.