Công ty Thực phẩm Thanh Nga lỗ lãi sao trước khi bùng dịch?

Google News

Trong giai đoạn 2016 - 2019, doanh thu thuần của Công ty Thực phẩm Thanh Nga luôn duy trì ở mức hàng trăm tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận thuần lại khá khiêm tốn.

Sáng 2/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội (CDC Hà Nội) phát đi thông báo tìm người trên địa bàn TP Hà Nội có liên quan đến Công ty TNHH Cung ứng Thực phẩm Thanh Nga (viết tắt Công ty Thực phẩm Thanh Nga) tại địa chỉ: 82/651 Minh Khai (Thanh Lương, Hai Bà Trưng) trong thời gian kể từ ngày 14/7 đến 1/8/2021.
Được biết, Công ty thực phẩm Thanh Nga đang là nhà cung cấp thịt cho hàng chục cửa hàng tiện lợi và siêu thị lớn ở Hà Nội.
Công ty thực phẩm Thanh Nga được thành lập ngày 10/11/2006 do bà Nguyễn Thị Nga là người đại diện.
Cong ty Thuc pham Thanh Nga lo lai sao truoc khi bung dich?
 Ảnh minh họa
Theo dữ liệu của VietnamFinance, bà Nga cũng là cổ đông lớn nhất của Thực phẩm Thanh Nga với 95,14% cổ phần. Số cổ phần còn lại thuộc về 2 cổ đông khác là ông Nguyễn Chí Mạnh và ông Nguyễn Mạnh Tùng.
Về tình hình kinh doanh, dữ liệu của Nhadautu cho thấy, giai đoạn 2016-2019, doanh thu thuần của Công ty Thực phẩm Thanh Nga luôn duy trì ở mức hàng trăm tỷ đồng và tăng trưởng đều đặn qua từng năm.
Cụ thể, năm 2016, doanh thu thuần của Công ty Thực phẩm Thanh Nga là 152,6 tỷ đồng. Đến năm 2019, doanh thu đã là 243,5 tỷ đồng, tương ứng tăng với tỷ lệ 59,5%.
Theo VietnamFinance, lợi nhuận gộp ở giai đoạn này của Thực phẩm Thanh Nga lần lượt đạt các mức 8,4 tỷ đồng (năm 2016), 13,4 tỷ đồng (năm 2017), 11,9 tỷ đồng (năm 2018) và 12,8 tỷ đồng (năm 2019).
Tuy nhiên, các khoản chi phí (tài chính, quản lý và bán hàng) đã khiến khoản lợi nhuận sau thuế của công ty này bị teo tóp đi khá nhiều. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế lần lượt ở các mức 141 triệu đồng (2016), 138 triệu đồng (2017), 174 triệu đồng (2018) và 115 triệu đồng (2019).
Cũng theo dữ liệu của VietnamFinance, ở giai đoạn 2016 - 2019, tổng tài sản của Thực phẩm Thanh Nga không có nhiều biến động. Tổng tài sản của công ty tăng từ mức 23,5 tỷ đồng (năm 2016) lên thành 27,9 tỷ đồng (năm 2017), sau đó duy trì ở mức gần 29 tỷ đồng ở cả 2 năm 2018 và 2019.
Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của Thực phẩm Thanh Nga duy trì ở mức gần 20 tỷ đồng suốt giai đoạn 2016-2019. Trong khi đó, nợ phải trả tăng từ mức 3,7 tỷ đồng (năm 2016) lên thành 8,9 tỷ đồng (năm 2019).
Hoàng Minh

>> xem thêm

Bình luận(0)