Giữa thập niên 1980, hàng loạt tấm áp phích quảng cáo của Coca-Cola được phân phối cho cửa hàng ở Sydney (Australia) bị thu hồi vì chứa hình ảnh bị cho là mang tính chất tình dục. Ngay sau đó, người tiết kế hình ảnh quảng cáo này cũng bị sa thải.Đầu năm 2000, chiến dịch tiếp thị sản phẩm mang tên “H2NO” của Coca-cola được khởi động. Nội dung của chiến dịch này là nỗ lực thuyết phục người tiêu dùng thay thế các loại nước lọc sử dụng hàng ngày bằng các loại nước đóng chai, đồ uống không ga của hãng.Mục tiêu của chiến dịch là truyền đạt được kỹ năng bán hàng đến tất cả những nhân viên phục vụ nhà hàng trên khắp nước Mỹ để quảng bá, thuyết phục khách hàng sử dụng đồ uống của hãng thay nước lọc. Tuy nhiên, chưa kịp thực hiện, chiến dịch này bị phát hiện và bị chỉ trích dữ dội.Năm 2003, một quảng cáo của Coca-cola bị các nhà chức trách Anh cấm vì cho rằng quảng cáo này gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.Cụ thể, Coca-cola gửi thông điệp rằng khách hàng chỉ cần cười lớn trong vòng 75 giây là có thể đốt cháy 139 calo đã tiêu thụ sau khi uống một lon nước ngọt. Thế nhưng, Cơ quan Tiêu chuẩn Quảng cáo Anh khẳng định để tiêu hao lượng calo trên, cần thực hiện các hoạt động kết hợp (chẳng hạn đi dạo 25 phút), chứ không đơn thuần chỉ một động tác cười lớn như quảng cáo.Vào ngày 30/12, trước năm mới ở Nga, Coca-Cola lần đầu phát hành bản đồ Nga không có Crimea, quần đảo Kuril mà Nga tranh chấp với Nhật Bản và Kaliningrad trên Vkontakte (mạng xã hội giống với Facebook của Nga).Lời chúc kèm theo tấm bản đồ có viết: “Ăn mừng kỳ nghỉ mùa đông từ Moskva tới Vladivostok”. Nhiều người Nga dùng Vkontakte đã phản đối dữ dội tấm bản đồ “không hoàn chỉnh” này nên Coca Cola đã nhanh chóng xoá đi.Ngày 5/1/2016, Coca-Cola công bố tấm bản đồ Nga mới có cả Crimea, Kuril và Kaliningrad. Dòng chú thích đi kèm tấm hình ghi rõ: “Chúng tôi xin lỗi. Tấm bản đồ đã được chỉnh sửa. Mong các bạn thông cảm”. Lần này, người dân Ukraine bất bình.Hàng loạt chính trị gia Ukraine cùng đông đảo người dân lên tiếng công kích, thậm chí còn kêu gọi chính phủ cấm cửa sản phẩm Coca-Cola.Tháng 9/2017, chính quyền Saudi Arabia ra sắc lệnh cho phép phụ nữ lái xe. Luật mới có hiệu lực từ tháng 6/2018. Tháng 11/2017, Coca-Cola tung ra video quảng cáo với hình ảnh một người cha Saudi trao chìa khóa xe hơi cho con gái. Cô gái lúng túng khi lái chiếc xe, và người cha mở một chai nước ngọt, đưa cho con gái.Cô gái uống nước rồi lái xe như một tài xế chuyên nghiệp. Sau đó dòng chữ "Sự thay đổi có vị riêng" hiện lên. Sau đó, truyền thông phương Tây chỉ trích Coca-Cola "nhận vơ" việc thúc đẩy sự thay đổi vì quyền lợi của phụ nữ ở Saudi Arabia. Nguồn ảnh: Coca-cola.Video: Cách làm sườn nướng Coca-cola. Nguồn: Youtube.
Giữa thập niên 1980, hàng loạt tấm áp phích quảng cáo của Coca-Cola được phân phối cho cửa hàng ở Sydney (Australia) bị thu hồi vì chứa hình ảnh bị cho là mang tính chất tình dục. Ngay sau đó, người tiết kế hình ảnh quảng cáo này cũng bị sa thải.
Đầu năm 2000, chiến dịch tiếp thị sản phẩm mang tên “H2NO” của Coca-cola được khởi động. Nội dung của chiến dịch này là nỗ lực thuyết phục người tiêu dùng thay thế các loại nước lọc sử dụng hàng ngày bằng các loại nước đóng chai, đồ uống không ga của hãng.
Mục tiêu của chiến dịch là truyền đạt được kỹ năng bán hàng đến tất cả những nhân viên phục vụ nhà hàng trên khắp nước Mỹ để quảng bá, thuyết phục khách hàng sử dụng đồ uống của hãng thay nước lọc. Tuy nhiên, chưa kịp thực hiện, chiến dịch này bị phát hiện và bị chỉ trích dữ dội.
Năm 2003, một quảng cáo của Coca-cola bị các nhà chức trách Anh cấm vì cho rằng quảng cáo này gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.
Cụ thể, Coca-cola gửi thông điệp rằng khách hàng chỉ cần cười lớn trong vòng 75 giây là có thể đốt cháy 139 calo đã tiêu thụ sau khi uống một lon nước ngọt. Thế nhưng, Cơ quan Tiêu chuẩn Quảng cáo Anh khẳng định để tiêu hao lượng calo trên, cần thực hiện các hoạt động kết hợp (chẳng hạn đi dạo 25 phút), chứ không đơn thuần chỉ một động tác cười lớn như quảng cáo.
Vào ngày 30/12, trước năm mới ở Nga, Coca-Cola lần đầu phát hành bản đồ Nga không có Crimea, quần đảo Kuril mà Nga tranh chấp với Nhật Bản và Kaliningrad trên Vkontakte (mạng xã hội giống với Facebook của Nga).
Lời chúc kèm theo tấm bản đồ có viết: “Ăn mừng kỳ nghỉ mùa đông từ Moskva tới Vladivostok”. Nhiều người Nga dùng Vkontakte đã phản đối dữ dội tấm bản đồ “không hoàn chỉnh” này nên Coca Cola đã nhanh chóng xoá đi.
Ngày 5/1/2016, Coca-Cola công bố tấm bản đồ Nga mới có cả Crimea, Kuril và Kaliningrad. Dòng chú thích đi kèm tấm hình ghi rõ: “Chúng tôi xin lỗi. Tấm bản đồ đã được chỉnh sửa. Mong các bạn thông cảm”. Lần này, người dân Ukraine bất bình.
Hàng loạt chính trị gia Ukraine cùng đông đảo người dân lên tiếng công kích, thậm chí còn kêu gọi chính phủ cấm cửa sản phẩm Coca-Cola.
Tháng 9/2017, chính quyền Saudi Arabia ra sắc lệnh cho phép phụ nữ lái xe. Luật mới có hiệu lực từ tháng 6/2018. Tháng 11/2017, Coca-Cola tung ra video quảng cáo với hình ảnh một người cha Saudi trao chìa khóa xe hơi cho con gái. Cô gái lúng túng khi lái chiếc xe, và người cha mở một chai nước ngọt, đưa cho con gái.
Cô gái uống nước rồi lái xe như một tài xế chuyên nghiệp. Sau đó dòng chữ "Sự thay đổi có vị riêng" hiện lên. Sau đó, truyền thông phương Tây chỉ trích Coca-Cola "nhận vơ" việc thúc đẩy sự thay đổi vì quyền lợi của phụ nữ ở Saudi Arabia. Nguồn ảnh: Coca-cola.
Video: Cách làm sườn nướng Coca-cola. Nguồn: Youtube.