Loài cây dại này khi còn non có hình dạng khá kỳ lạ. Phần lá ôm lấy ngọn, nhìn tựa một con rắn hổ mang. Đặc biệt hơn cả, toàn bộ cây đều có độc.
Loại cây dại này mọc phổ biến trên khắp 3 miền Việt Nam, chúng thường xuất hiện trên các vùng đất ẩm. Người Việt thường gọi chúng là “bán hạ”, vì mùa thu hoạch chúng thường bắt đầu từ bán hạ cho đến mùa thu đông. Trên sườn đồi, đồng cỏ hay những vùng đất hoang, bạn có thể tìm thấy bán hạ ở khắp mọi nơi.
Rễ của bán hạ rất giống với rễ khoai môn, người không biết có thể ăn nhầm và dẫn đến tử vong do cây có chứa độc tố. Tuy nhiên, người Việt từ xưa đã biết khéo léo tận dụng loài cây độc này thành một thứ dược quý, mang lại nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe.
Người Việt thường đào rễ bán hạ, rửa sạch để dùng tươi (giã và đắp lên vết rắn độc cắn). Hoặc, bạn có thể ngâm nước phèn cho sạch nhớt cũng như loại bỏ độc tố, sau đó phơi để dùng khô.
Trong dân gian, bán hạ còn là vị thuốc chữa nôn mửa cho phụ nữ bị nghén hoặc những người bị viêm dạ dày mãn tính. Trong sách cổ cũng có ghi về tính chất và tác dụng của Bán hạ như sau: Vị cay, ấm, có độc, có tác dụng tạo ẩm, tiêu đờm, giảm triệu chứng nôn mửa.
Ở Trung Quốc cũng có cây bán hạ nhưng thùy lá xẻ sâu rõ rệt hơn. Ở nước bạn, cây bán hạ cũng là vị thuốc quý, từng xuất hiện trong cuốn “Dược Điển Trung Quốc”. Theo thông tin ghi chép trong cuốn dược điển này, bán hạ có công dụng trị đờm, nôn mửa.
Ngoài ra, người dân Trung Quốc còn dùng lá bán hạ giã nát để trị vết rắn cắn. Giá cây thuốc bán hạ ở đây lên đến 550 NDT/kg, tương đương khoảng 1,78 triệu đồng/kg.
Còn ở Việt Nam, bán hạ thường được bán dưới dạng đã thái lát và sấy khô (đã khử độc), có giá khoảng 29 - 45.000đ/100g tùy nơi bán.
Tại một số quốc gia châu Á khác như Nhật Bản, Ấn Độ, bán hạ cũng là loại cây xuất hiện phổ biến.