Tọa lạc tại thành phố Đà Nẵng, TH House là ngôi nhà ống nổi bật với thiết kế mặt tiền lam thép đục lỗ độc đáo.Có 3 vấn đề cần giải quyết khi thiết kế. Đầu tiên, về mặt không gian, gia chủ cần một ngôi nhà ống cho 2 vợ chồng, và đủ không gian cho các con, cháu ở lại dịp cuối tuần.Thứ hai là tận dụng tối đa diện tích để có thể trồng rau hữu cơ cung cấp cho gia đình. Thứ ba là gải quyết vấn đề tài nguyên năng lượng và nước.Để giải quyết vấn đề thứ nhất, thay vì xây nhà cao tầng, kiến trúc sư sử dụng thiết kế bán hầm để tối ưu hóa diện tích sử dụng mà không làm tăng chiều cao tổng thể.Thiết kế này có thể giảm bớt việc đi lại trong nhà nhưng vẫn giữ được không gian để bố trí các khu chức năng.Gara, phòng kỹ thuật và kho ở tầng hầm. Tầng 1 là không gian chung bao gồm bếp, vệ sinh chung và phòng ngủ cho khách.Tầng hai gồm 2 phòng ngủ, một ở phía trước và một ở phía sau.Giữa hai phòng ngủ này là không gian thờ cúng.Cùng với đó là giếng trời lớn để lấy ánh sáng vào cầu thang.Để giải quyết vấn đề thứ hai, kiến trúc sư sử dụng toàn bộ mái nhà để trồng rau hữu cơ, gia vị và cây ăn quả nhỏ.Ngoài ra, vườn rau còn giúp chống nóng cho các tầng dưới và chống vỡ bê tông do thay đổi nhiệt độ ngày đêm hay thay đổi đột ngột.Để giải quyết bài toán thứ 3, về mặt năng lượng, kiến trúc sư tận dụng tối ưu nguồn năng lượng mặt trời, năng lượng gió tự nhiên, hạn chế bức xạ mặt trời bằng hệ thống thanh thép đục lỗ ngoài mặt tiền.Về tài nguyên nước, kiến trúc sư thiết kế hệ thống tái chế nước. Nước mưa và nước tưới cây hàng ngày sẽ được thu lại vào bể chứa lớn dưới lòng đất và có thể tái sử dụng lại.Điều này giúp tiết kiệm một phần việc sử dụng nguồn nước khan hiếm. Nguồn ảnh: 85 StudioNgắm biệt thự xa hoa không tưởng ở những ngôi “làng tỉ phú”
Tọa lạc tại thành phố Đà Nẵng, TH House là ngôi nhà ống nổi bật với thiết kế mặt tiền lam thép đục lỗ độc đáo.
Có 3 vấn đề cần giải quyết khi thiết kế. Đầu tiên, về mặt không gian, gia chủ cần một ngôi nhà ống cho 2 vợ chồng, và đủ không gian cho các con, cháu ở lại dịp cuối tuần.
Thứ hai là tận dụng tối đa diện tích để có thể trồng rau hữu cơ cung cấp cho gia đình. Thứ ba là gải quyết vấn đề tài nguyên năng lượng và nước.
Để giải quyết vấn đề thứ nhất, thay vì xây nhà cao tầng, kiến trúc sư sử dụng thiết kế bán hầm để tối ưu hóa diện tích sử dụng mà không làm tăng chiều cao tổng thể.
Thiết kế này có thể giảm bớt việc đi lại trong nhà nhưng vẫn giữ được không gian để bố trí các khu chức năng.
Gara, phòng kỹ thuật và kho ở tầng hầm. Tầng 1 là không gian chung bao gồm bếp, vệ sinh chung và phòng ngủ cho khách.
Tầng hai gồm 2 phòng ngủ, một ở phía trước và một ở phía sau.
Giữa hai phòng ngủ này là không gian thờ cúng.
Cùng với đó là giếng trời lớn để lấy ánh sáng vào cầu thang.
Để giải quyết vấn đề thứ hai, kiến trúc sư sử dụng toàn bộ mái nhà để trồng rau hữu cơ, gia vị và cây ăn quả nhỏ.
Ngoài ra, vườn rau còn giúp chống nóng cho các tầng dưới và chống vỡ bê tông do thay đổi nhiệt độ ngày đêm hay thay đổi đột ngột.
Để giải quyết bài toán thứ 3, về mặt năng lượng, kiến trúc sư tận dụng tối ưu nguồn năng lượng mặt trời, năng lượng gió tự nhiên, hạn chế bức xạ mặt trời bằng hệ thống thanh thép đục lỗ ngoài mặt tiền.
Về tài nguyên nước, kiến trúc sư thiết kế hệ thống tái chế nước. Nước mưa và nước tưới cây hàng ngày sẽ được thu lại vào bể chứa lớn dưới lòng đất và có thể tái sử dụng lại.
Điều này giúp tiết kiệm một phần việc sử dụng nguồn nước khan hiếm. Nguồn ảnh: 85 Studio