Chuyên gia chỉ đúng cách ngâm mộc nhĩ

Google News

Mộc nhĩ là loại thực phẩm quen thuộc xuất hiện trong nhiều món ăn ngày Tết. Tuy nhiên, cách chế biến sai có thể khiến loại thực phẩm này trở thành "thuốc độc" với cơ thể.

Ngâm mộc nhĩ với nước nóng
Mộc nhĩ thường mọc các thân cây khô, gỗ mục, ẩm ướt nên dễ bị nhiễm nấm mốc.
Bác sĩ Đoàn Thị Anh Đào - Phó khoa Dinh dưỡng (Bệnh viện Thanh Nhàn - Hà Nội) khuyên mọi người không nên dùng nước nóng để ngâm mộc nhĩ. Bởi ngâm nước nóng khiến mộc nhĩ nở nhanh nhưng không loại bỏ được hoàn toàn nấm mộc. Do đó, các bà nội trợ mà nên ngâm thực phẩm này bằng nước lạnh và rửa dưới vòi nước.
Nước lạnh sẽ giúp mộc nhĩ nở từ từ. Trong quá trình đó, các loại nấm mốc, chất độc sẽ được hòa tan trong nước.
Mộc nhĩ ngâm với nước sôi sẽ bị nhũn, dính, không giòn lại khó bảo quản.
Bên cạnh đó, bác sĩ Đào cũng khuyên mọi người không nên dùng quá nhiều mộc nhĩ. Bởi đây chỉ là loại thực phẩm ăn theo kiểu gia vị, không nên nấu quá nhiều, nấu đến đâu nên dùng hết đến đó.
Nên nấu mộc nhĩ sau cùng, không nên cho vào nấu chung cùng các nguyên liệu khác như măng, thịt, xương... sẽ khiến mộc nhĩ bị nát, mất ngon.
Chuyen gia chi dung cach ngam moc nhi
 
Ngâm mộc nhĩ quá lâu
Mộc nhĩ ngâm lâu sẽ bị biến chất. Do chất đạm trong mộc nhĩ bị thủy phân cũng giống như thịt để lâu bị thối, dễ bị nhiễm khuẩn.
Ăn phải mộc nhĩ nhiễm khuẩn có thể bị ngộ độc. Nhẹ thì đau bụng, buồn nôn, đi ngoài. Nặng có thể gây hôn mê.
Không ăn mộc nhĩ tươi
Mộc nhĩ tươi chứa chất morpholine. Chất này nhạy cảm với ánh sáng. Do đó, sau khi ăn mộc nhĩ tươi mà cơ thể tiếp xúc với ánh sáng có thể làm cho da bị ngứa, phù nề. Nặng hơn còn có thể dẫn đến hoại tử da.
Khi phơi khô, chất cảm quang này sẽ mất đi, độc tính cũng biến mất.
Rửa mộc nhĩ bằng tinh bột
Bạn có thể cho thêm một chút tinh bột vào mộc nhĩ sau đó bóp đều để loại bỏ tạp chất và chất bẩn còn sót lại trong mộc nhĩ.
Theo Thanh Huyền/Khoevadep

>> xem thêm

Bình luận(0)