Khuyến nghị mua PLX với giá mục tiêu 50.200 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX) công bố KQKD quý 3 với LNST sau lợi ích CĐTS đạt 98 tỷ đồng - tăng khiêm tốn so với mức cơ sở thấp 76 tỷ đồng trong quý 3/2021 khi hoạt động tiêu thụ xăng dầu giảm do các biện pháp giãn cách xã hội tại Việt Nam. Ngoài ra, KQKD quý 3 cũng bao gồm việc hoàn nhập dự phòng hàng tồn kho 900 tỷ đồng.
VCSC cho rằng nguyên nhân chính là đến từ chi phí phân phối thực tế (lưu kho, vận chuyển) và premium (hệ số điều chỉnh trong hợp đồng cung cấp xăng/dầu diesel) đã tăng từ cuối năm 2021, trong khi premium và chi phí định mức trong giá bán lẻ xăng dầu (để bù đắp chi phí cho các nhà phân phối xăng dầu) không được tăng lên tương ứng.
Trong 9 tháng đầu năm 2022 (9T 2022), doanh thu của PLX đạt 225 nghìn tỷ đồng (+88,5% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 312 tỷ đồng (-86,0% YoY). Tăng trưởng doanh thu trong 9T 2022 là do giá xăng dầu tăng và sản lượng tăng mạnh 8% YoY, trong khi lợi nhuận thấp là do: 1) premium và chi phí định mức thấp, 2) giá đầu vào cao và biến động ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của PLX, 3) PLX nhập khẩu xăng dầu (với giá cao) để đảm bảo cung ứng cho thị trường trong nước.
VCSC lưu ý rằng trước đó PLX đã công bố lỗ 780 tỷ đồng trong 9T 2022. LNST sau lợi ích CĐTS 9T 2022 chỉ hoàn thành 17,1% dự báo cả năm và thấp hơn kỳ vọng.
|
CTCK khuyến nghị cổ phiếu nào phiên 3/11? |
Khuyến nghị mua VJC với giá mục tiêu 125.100 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): CTCP Hàng không Vietjet (VJC) công bố doanh thu 9 tháng đầu năm 2022 (9T 2022) đạt 27,5 nghìn tỷ (+2,7 lần YoY) và lợi nhuận ròng đạt 184 tỷ đồng (-6,4% YoY). Doanh thu và lợi nhuận ròng 9T 2022 của VJC lần lượt hoàn thành 66,3% và 14,4% dự báo năm 2022.
Trong quý 3/2022, doanh thu của VJC tăng 4,4 lần YoY đạt 11,6 nghìn tỷ đồng với LNST sau lợi ích CĐTS đạt 40,6 tỷ đồng (-44% YoY và -77% QoQ).
Trong quý 3/2022, khoản lỗ từ HĐKD của công ty mẹ (chủ yếu là mảng vận tải hàng không) đạt 857 tỷ đồng so với mức lỗ trong quý 2/2022 là 1,2 nghìn tỷ đồng. Theo VCSC, mức cải thiện QoQ chủ yếu nhờ mảng vận tải hàng không trong nước tăng trưởng mạnh khi mảng vận tải quốc tế phục hồi chậm.
Theo VJC, doanh thu mảng vận chuyển hành khách tăng 186 lần YoY trong quý 3/2022 từ mức cơ sở thấp trong quý 3/2021 do COVID-19 khi hãng hàng không này mở lại các đường bay chính trong nước và quốc tế trong quý 3/2022.
Theo hãng hàng không, số lượng chuyến bay và lượng hành khách lần lượt đạt 35.000 chuyến (11,7 lần YoY; +6,1% QoQ) và 6,4 triệu lượt (4 lần YoY; +6,7% QoQ) trong quý 3/2022.
Thu nhập tài chính của VJC tăng 9,7 lần YoY nhưng giảm 12,7% QoQ đạt 207,9 tỷ đồng trong quý 3/2022. Thu nhập tài chính ròng và lợi nhuận từ các hoạt động bán máy bay bù đắp cho khoản lỗ từ HĐKD từ mảng vận tải hàng không cốt lõi.
Khuyến nghị mua VEA với giá mục tiêu 50.700 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEA) công bố KQKD quý 3/2022 bao gồm doanh thu 1,2 nghìn tỷ đồng (+55% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS là 1,9 nghìn tỷ đồng (+155% YoY).
Doanh thu và LNST sau lợi ích CĐTS 9 tháng đầu năm 2022 (9T 2022) lần lượt đạt 3,5 nghìn tỷ đồng (+23% YoY) và 5,1 nghìn tỷ đồng (+31% YoY), lần lượt hoàn thành 82% và 81% dự báo, vượt kỳ vọng.
LNST sau lợi ích CĐTS tăng trưởng mạnh mẽ của VEA trong 9T 2022 nhờ lợi nhuận được chia từ các công ty liên kết tăng 33% YoY, mà VCSC cho rằng do doanh số bán xe du lịch (4W) ấn tượng từ Toyota Việt Nam và Honda Việt Nam tương ứng là 69% YoY và 78% YoY.
Do đó, thu nhập của Toyota Việt Nam (chiếm 10% LNST sau lợi ích CĐTS quý 3/2022 của VEA) lần lượt tăng 70% YoY và 30% YoY trong quý 3 và 9T 2022. Ngoài ra, lợi nhuận của Honda đã tăng mạnh 177% YoY và 30% YoY trong quý 3 và 9T 2022, từ mức nền thấp năm 2021.
Mặt khác, doanh số bán xe du lịch của các công ty liên kết của VEA giảm so với quý trước (QoQ). Trong khi doanh số bán của Honda giảm 55% QoQ, Toyota và Ford lần lượt giảm 14% QoQ và 9% QoQ. Chúng tôi cho rằng mức giảm này là do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường, bao gồm sự ra mắt của các mẫu xe flagship nâng cấp như Hyundai Tucson và Kia Sportage.
Doanh số bán xe máy Honda (2W) trong quý 3 và 9T 2022 lần lượt tăng mạnh 95% YoY và tăng 24% YoY, đánh dấu sự phục hồi so với mức tăng trưởng khiêm tốn trong quý 2/2022 là -6% YoY. Theo Honda Việt Nam, các hạn chế do COVID-19 được nới lỏng ở Thượng Hải đã giảm bớt tình trạng thiếu hụt nguồn cung và cải thiện hiệu suất bán hàng 2W của Honda bắt đầu từ tháng 7/2022.
Nhìn chung, VCSC cho rằng có khả năng điều chỉnh tăng đối với dự báo hiện tại của chúng tôi khi rủi ro từ doanh số bán xe giảm tốc trong quý 3/2022 được bù đắp bởi (1) khả năng sinh lời tốt hơn dự kiến của các công ty liên kết của VEA, ngoài ra (2) quý 4 thường là mùa cao điểm bán ôtô.