Kể từ ngày 9/6/2022, chính phủ Thái Lan đã loại bỏ cây cần sa và cây gai dầu khỏi danh sách chất ma túy bị cấm, để người dân Thái Lan tự do trồng và bán chúng. Như vậy, Thái Lan là quốc gia đầu tiên ở châu Á hợp pháp hóa loại gây nghiện này.Ghi nhận của PV Báo Tri thức và Cuộc sống những ngày cuối tháng 10/2022 (sau hơn 3 tháng được hợp pháp hóa), tại Pattaya - thành phố du lịch nổi tiếng Thái Lan xuất hiện rất nhiều cửa hàng bán cần sa.Thái Lan quy định cần sa chỉ được phép sản xuất và tiêu thụ vì mục đích y tế, không sử dụng cho mục đích giải trí, và loại cần sa này phải có hàm lượng chất gây nghiện thấp, chứa ít hơn 0,2% tetrahydrocannabinol (THC, hợp chất gây ảo giác chính).Cây cần sa được bán như “rau muống” trên đường phố Pattaya của Thái Lan.Một số cửa hàng niêm yết giá 50 baht (33.000đ)/1 cây cần sa nhỏ.Một cửa hàng phân phối cần sa với mức giá từ 250 - 450 baht (165.000 - 300.000 đồng).Dù vậy, tại một số cửa hàng phân phối cần sa còn bán kèm theo cả bình thủy tinh để hút cần.Tại khu chợ đêm thành phố Pattaya, cần sa cũng được bày bán “nhan nhản”.Các sản phẩm có chứa/tẩm cần sa đang xuất hiện ngày một phổ biến tại các nhà hàng, siêu thị và cửa hàng tiện lợi, đường phố ở Thái Lan trong hơn 3 tháng qua.Rất nhiều quầy hàng nhỏ bán cần sa xuất hiện tại 1 khu chợ đêm của thành phố Pattaya (Thái Lan).Tận mắt sản phẩm cần sa khô bán tại một cửa hàng ở đường phố Pataya.Trước đó, Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul nói nước này không chào đón du khách tới đây chỉ để hút cần sa. Người hút cần sa ở nơi công cộng có nguy cơ phải đối mặt với án tù 3 tháng hoặc khoản tiền phạt lên tới 25.000 baht (16,5 triệu đồng).Những cửa hàng cần sa trên đường phố Pataya thu hút khá nhiều khách du lịch tò mò.
Kể từ ngày 9/6/2022, chính phủ Thái Lan đã loại bỏ cây cần sa và cây gai dầu khỏi danh sách chất ma túy bị cấm, để người dân Thái Lan tự do trồng và bán chúng. Như vậy, Thái Lan là quốc gia đầu tiên ở châu Á hợp pháp hóa loại gây nghiện này.
Ghi nhận của PV Báo Tri thức và Cuộc sống những ngày cuối tháng 10/2022 (sau hơn 3 tháng được hợp pháp hóa), tại Pattaya - thành phố du lịch nổi tiếng Thái Lan xuất hiện rất nhiều cửa hàng bán cần sa.
Thái Lan quy định cần sa chỉ được phép sản xuất và tiêu thụ vì mục đích y tế, không sử dụng cho mục đích giải trí, và loại cần sa này phải có hàm lượng chất gây nghiện thấp, chứa ít hơn 0,2% tetrahydrocannabinol (THC, hợp chất gây ảo giác chính).
Cây cần sa được bán như “rau muống” trên đường phố Pattaya của Thái Lan.
Một số cửa hàng niêm yết giá 50 baht (33.000đ)/1 cây cần sa nhỏ.
Một cửa hàng phân phối cần sa với mức giá từ 250 - 450 baht (165.000 - 300.000 đồng).
Dù vậy, tại một số cửa hàng phân phối cần sa còn bán kèm theo cả bình thủy tinh để hút cần.
Tại khu chợ đêm thành phố Pattaya, cần sa cũng được bày bán “nhan nhản”.
Các sản phẩm có chứa/tẩm cần sa đang xuất hiện ngày một phổ biến tại các nhà hàng, siêu thị và cửa hàng tiện lợi, đường phố ở Thái Lan trong hơn 3 tháng qua.
Rất nhiều quầy hàng nhỏ bán cần sa xuất hiện tại 1 khu chợ đêm của thành phố Pattaya (Thái Lan).
Tận mắt sản phẩm cần sa khô bán tại một cửa hàng ở đường phố Pataya.
Trước đó, Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul nói nước này không chào đón du khách tới đây chỉ để hút cần sa. Người hút cần sa ở nơi công cộng có nguy cơ phải đối mặt với án tù 3 tháng hoặc khoản tiền phạt lên tới 25.000 baht (16,5 triệu đồng).
Những cửa hàng cần sa trên đường phố Pataya thu hút khá nhiều khách du lịch tò mò.