Chứng khoán ngày 3/10: DPM được khuyến nghị Mua vì sao?

Google News

Các công ty chứng khoán đã đưa ra những khuyến nghị gì cho cổ phiếu DPM, MSN và VIB trong phiên ngày 3/10?

VIB (Khuyến nghị Mua): Tăng trưởng NII cao bù đắp cho áp lực tăng chi phí tín dụng
Chứng khoán Vietcap: Chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA cho VIB và điều chỉnh tăng giá mục tiêu (TP) thêm 4,8% lên 24.000 đồng/cổ phiếu. Giá mục tiêu cao hơn của chúng tôi chủ yếu là do (1) tổng LNST sau lợi ích CĐTS 2023-2027 của chúng tôi tăng 1,7% (thay đổi tương ứng -0,1%/6,4%/0,6%/3,7%/-1,1% cho năm 2023/24/25/26/27) và (2) điều chỉnh TP của chúng tôi đến giữa năm 2024F.
Tác động tích cực của những yếu tố này nhiều hơn việc điều chỉnh P/B mục tiêu của chúng tôi từ 1,30x xuống 1,20x.
LNST sau lợi ích CĐTS năm 2023 của chúng tôi là 9,6 nghìn tỷ đồng ( +13,5% YoY) gần như không đổi so với dự báo trước đó của chúng tôi vì (1) mức tăng 8,8% trong dự báo PPOP do việc tăng giả định NIM của chúng tôi được bù đắp bởi (2) giả định phí dự phòng của chúng tôi tăng77,2%. Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ và việc cải thiện CIR sẽ vượt qua tác động của chi phí tín dụng tăng cao.
VIB mức tỷ trọng cho vay rất nhỏ đối với các nhà phát triển bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp.
VIB hiện đang giao dịch ở mức cao hơn 9,7% so với P/B trung bình năm 2023 của các công ty cùng ngành là 1,24 lần, với chỉ số lợi nhuận ROE năm 2023 là 27,0% so với ROE trung bình của các công ty cùng ngành là 20,7%, theo dự báo của chúng tôi.
Rủi ro: Chi phí huy động vốn và chi phí tín dụng cao hơn dự kiến.
DPM (Khuyến nghị Mua): Nhu cầu tiêu thụ và giá phân bón phục hồi
Chứng khoán BSC: Sản lượng và giá bán phục hồi rõ ràng hơn trong 2H/2023
Sản lượng tiêu thụ Ure trong nước Q2/2023 đạt 168 nghìn tấn, tăng 28% so với quý trước nhờ: nhu cầu phân bón tại ĐBSCL cải thiện trong quý trong bối cảnh mùa gieo trồng và giá gạo neo ở mức cao kích thích nhu cầu bón phân của nông dân.
Mặt bằng giá Ure trong nước giảm về mức thấp 9,000 – 9,500 VND/kg (-32% YoY), tuy nhiên đã tăng +15% từ cuối T6/2023 nhờ: (1) giá phân bón thế giới tăng và (2) nhu cầu tiêu thụ trong nước tăng.
BSC cho rằng giá phân bón trong nước sẽ duy trì xu hướng tăng trong 2H/2023 để bắt kịp đà tăng của giá ure thế giới (đã tăng hơn 30% từ đáy tháng 6) trong khi giá ure trong nước mới chỉ tăng 15% từ cuối T6/2023. BSC ước tính trong 2H/2023 giá ure trong nước có thể tăng lên mức 10,500 – 11,000 VND/kg, tương ứng 25 – 30% so với mức đáy đầu tháng 6.
BSC dự báo nhu cầu tiêu thụ phân bón trong nước trong 2H/2023 sẽ tiếp tục cải thiện nhờ: (1) nhu cầu chăm bón trong mùa vụ Hè Thu tại khu vực miền Trung và Đông Xuân tại khu vực phía Bắc (mùa vụ chính trong năm) và (2) Giá phân bón đã giảm về mức thấp trong bối cảnh giá gạo neo ở mức cao sẽ kích thích nhu cầu sản xuất của người dân kéo theo nhu cầu phân bón tăng.
BSC kỳ vọng sản lượng phân bón xuất khẩu sẽ phục hồi trong 2H/2023 so với mức nền thấp trong 1H nhờ: (1) Ai Cập – quốc gia xuất khẩu phân bón lớn đã cắt giảm lượng khí dành cho sản xuất ure và (2) Ấn Độ - thị trường nhập khẩu phân bón lớn trên thế giới có động thái tăng nhập khẩu Ure cho mùa vụ cuối năm.
Chung khoan ngay 3/10: DPM duoc khuyen nghi Mua vi sao?
 
Kỳ vọng chi phí đầu vào giảm giúp cải thiện biên lợi nhuận gộp.
BSC kỳ vọng chi phí giá khí 2H/2023 của DPM sẽ cải thiện so với 1H nhờ tăng tỷ trọng sử dụng khí tại nguồn khí giá rẻ từ Bạch Hổ và Rồng Đồi Mồi, qua đó cải thiện biên lợi nhuận.
Trong 1H/2023 DPM chủ yếu chỉ nhận khí từ bể Nam Côn Sơn và Cửu Long khác (có chi phí vận chuyển cao hơn) khiến giá khí bình quân 1H/2023 tăng +8.7% YoY. Chúng tôi cho rằng một phần nguyên nhân là do nhu cầu huy động điện khí tăng cao trong 6 tháng đầu năm khiến khí tự nhiên được ưu tiên phân bổ cho các nhà máy nhiệt điện khí.
Theo hợp đồng, DPM có thể huy động tối đa 30% lượng khí đầu vào từ Bạch Hổ và Rồng Đồi Mồi và DPM gần như không huy động từ 2 nguồn này trong 1H/2023. Vì vậy, BSC kỳ vọng DPM sẽ tăng tỷ trọng huy động lượng khí giá rẻ từ Bạch Hổ và Rồng Đồi Mồi trong 2H/2023 giúp chi phí khí đầu vào ước tính giảm -17% so với 1H/2023 từ đó cải thiện biên lợi nhuận.
Chúng tôi nâng dự báo DTT và LNST năm 2023F và 2024F của DPM lần lượt +8%/+9% và +11%/+12% so với dự báo cũ chủ yếu do giả định giá bán bình quân và sản lượng cao hơn. Cụ thể:
BSC dự phóng 2023F: DTT = 13,635 tỷ VND (-27% YoY) và LNST = 1,197 tỷ VND (-78% YoY) tương đương EPS fw 2023 = 3,042 VND/CP, P/E fw 2023 = 11.8x dựa trên các giả định:
(1) Sản lượng kinh doanh Ure đạt 855 nghìn tấn (+8% YoY); (2) Giá bán bình quân đạt 9,964 VND/kg (-34% YoY);
(3) Giá khí bình quân đạt 9.27 USD/MMBTU (-2% YoY)
BSC dự phóng 2024F: DTT = 14,695 tỷ VND (+8% YoY) và LNST = 1,433 tỷ VND (+20% YoY) tương đương EPS fw 2024 = 3,642 VND/CP, P/E fw 2024 = 9.9x dựa trên các giả định:
(1) Sản lượng kinh doanh Ure đạt 864 nghìn tấn (+1% YoY); (2) Giá bán bình quân đạt 10,462 VND/kg (+5% YoY);
(3) Giá khí bình quân đạt 9.62 USD/MMBTU (+4% YoY)
Biên lợi ròng cải thiện từ 8.8% trong năm 2023F lên 9.7% năm 2024F nhờ: (1) sản lượng và giá bán bình quân các sản phẩm chính tăng nhiều hơn so với chi phí đầu vào giúp biên lợi nhuận tăng +0.2bsp; (2) 2024F không phát sinh chi phí vận chuyển khí như năm 2023 và (3) chi phí SG&A giảm -5% YoY.
Chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu DPM và nâng giá mục tiêu từ 39,000 VND/CP trong báo cáo trước lên 42,000 VND/CP (upside 21% so với giá đóng cửa ngày 03/10/2023, đã bao gồm 11% tỷ suất cổ tức) do điều chỉnh tăng dự phóng 2023F và 2024F tăng lần lượt +9%/+12% so với dự báo cũ; dựa trên phương pháp định giá EV/EBITDA với tỷ lệ mục tiêu bằng 3.6x tương đương mức trung vị 5Y giai đoạn 2018 – 2022.
Với vị thế đầu ngành phân bón cùng bảng cân đối kế toán lành mạnh và có tỷ suất cổ tức hấp dẫn (10 – 12%) chúng tôi cho rằng DPM là lựa chọn hấp dẫn, đặc biệt là trong bối cảnh giá Ure phục hồi như hiện tại.
MSN (Khuyến nghị Khả quan): Bain Capital đầu tư 200 triệu USD vốn chủ sở hữu vào công ty trong năm 2023
Chứng khoán Vietcap: Bain Capital đã đồng ý đầu tư tối thiểu 200 triệu USD vốn chủ sở hữu vào CTCP Tập đoàn Masan (MSN) thông qua cổ phần ưu đãi cổ tức có thể chuyển đổi (CDPS) với mức giá 85.000 đồng/cổ phiếu. CDPS không có cổ tức ưu đãi trong 5 năm đầu tiên nhưng sẽ có cổ tức ưu đãi 10% từ năm thứ sáu trở đi. Vào năm thứ mười sau khi phát hành, CDPS hiện hành sẽ bắt buộc phải chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của MSN với tỷ lệ 1:1. Giao dịch dự kiến sẽ kết thúc vào cuối năm 2023.
Nguồn tiền chủ yếu sẽ được sử dụng để giảm đòn bẩy cho bảng cân đối kế toán của công ty.
MSN cũng đang thảo luận với các nhà đầu tư khác để tăng khoản đầu tư lên 500 triệu USD. Công ty đặt mục tiêu đạt được tỷ lệ nợ vay ròng/EBITDA bền vững dưới 3,5 lần. Nợ vay ròng/EBITDA của công ty đạt trung bình 3,8 lần trong giai đoạn 2020 – 2022 và tăng lên 4,0 lần vào cuối quý 2/2023 khi lợi nhuận cốt lõi giảm do tiêu dùng yếu ở Việt Nam.
Jefferies Singapore Limited đóng vai trò cố vấn tài chính cho MSN cho giao dịch này.
Quan điểm của chúng tôi: Điều này thể hiện cam kết của MSN trong việc tìm kiếm các thương vụ chiến lược nhằm cải thiện thanh khoản và giảm đòn bẩy. Nếu toàn bộ số tiền thu được được sử dụng để giảm nợ vay, chúng tôi ước tính LNST sau lợi ích CĐTS dự phóng năm 2024 của chúng tôi sẽ thêm 6% lên 2,5 nghìn tỷ đồng sau khi xem xét giao dịch này, trong khi dự báo nợ vay ròng/EBITDA năm 2024 của chúng tôi sẽ tương đối ổn định ở mức 3,2 lần.
Chúng tôi hiện có khuyến nghị KHẢ QUAN cho MSN với giá mục tiêu là 93.000 đồng/cổ phiếu.
Minh An

>> xem thêm

Bình luận(0)