Một trong những sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ - Thodex tuyên bố không còn đủ năng lực tài chính để tiếp tục hoạt động, khiến khoảng 390.000 nhà đầu tư đứng trước nguy cơ mất trắng số tiền rót vào sàn này.
Tuy nhiên, thông qua một tuyên bố đăng trên website công ty, Ozer phủ nhận cả hai con số này, nói rằng chỉ có khoảng 30.000 nhà đầu tư bị ảnh hưởng.
Trong tuyên bố gửi đi từ một địa điểm bí mật, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Thodex - Faruk Fatih Ozer (27 tuổi), hứa sẽ trả lại tiền cho nhà đầu tư và trở về Thổ Nhĩ Kỳ để đối diện với công lý sau khi đã hoàn tiền.
Giám đốc điều hành của Thodex - Faruk Fatih Ozer (27 tuổi) đã bỏ trốn ra nước ngoài.
Ở diễn biến khác, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành phong toả các tài khoản của Thodex và tìm cách định vị sau khi người này đã bỏ trốn ra nước ngoài. Trụ sở của công ty Thodex ở Istabul đã bị cảnh sát lục soát.
Theo truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, thiệt hại trong vụ sập sàn tiền ảo này có thể lên tới 2 tỷ USD.
Vào tháng trước, Thodex hứa hẹn phát hàng triệu Dogecoin miễn phí cho người đăng ký mới. Sàn này cho biết đã phát ra 4 triệu tiền số này, nhưng nhiều người dùng khẳng định vẫn chưa nhận được.
Mặc dù trang web của Thodex cho biết sẽ quay trở lại hoạt động sớm, nhưng các lãnh đạo của sàn này đã hủy hết hoạt động trên mạng xã hội. Bản thân vị CEO 27 tuổi của Thodex cũng đã hủy tài khoản Twitter của mình vào hôm 21/4.
Một số quan chức Thổ Nhĩ Kỳ xem vụ việc này là một lý do nữa để tăng cường kiểm soát thị trường tiền ảo. Trong những năm qua, đà tăng chóng mặt của giá tiền ảo trên toàn cầu diễn ra song song với không ít vụ lừa đảo, gian lận liên quan đến các sàn giao dịch.
Ông Cemil Ertem, một cố vấn kinh tế cấp cao của Tổng thống Tayyip Erdogan, cho rằng Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cần hành động sớm nhất có thể.
Thodex là một phần trong cơn sốt tiền ảo thu hút lực lượng đông đảo nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ muốn tìm "hầm trú ẩn" cho khoản tiền tiết kiệm của mình trong bối cảnh lạm phát chóng mặt và tỷ giá đồng nội tệ thiếu ổn định.
Hồi tháng 3, lạm phát ở Thổ Nhĩ Kỳ là 16,2%, năm nay, tỷ giá Lira đã giảm 10% so với đồng USD, đánh dấu năm giảm thứ 9 liên tiếp.
Lạm phát tăng cao, Thổ Nhĩ Kỳ liệu có đối diện với khủng hoảng tiền tệ?
Được biết, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã tốn 165 tỷ USD dự trữ ngoại hối trong vòng 2 năm qua nhằm bảo vệ tỷ giá đồng nội tệ, nhưng không mang lại kết quả như mong muốn.
Vào 23/4 vừa qua, giá trị giao dịch tiền ảo ở Thỗ Nhĩ Kỳ đạt hơn 1,2 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với trước đó 1 tuần. Trong khi đó, giá trị giao dịch bình quân hàng ngày của thị trường chứng khoán Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đạt khoảng 3,1 tỷ USD.
Kể từ ngày 30/4, Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ cấm sử dụng tiền mã hóa để thanh toán đồng thời không cho phép các tổ chức thanh toán điện tử làm trung gian chuyển tiền sang những nền tảng tiền mã hóa.