Với một đất nước có nền kinh tế phát triển, mức sống cao như ở Nhật Bản thì việc mua được một chiếc túi hàng hiệu với mức thu nhập thông thường là điều không hề khó. Cộng thêm niềm yêu thích dành cho những xa xỉ phẩm, đồ hàng hiệu xuất hiện ở Nhật ngày càng nhiều. Mỗi lần khách hàng mua một món đồ mới, những món đồ cũ sẽ bị đào thải, dẫn đến xuất hiện một lượng hàng hiệu khổng lồ đã qua sử dụng. Từ đó, một ngành nghề mới đã ra đời – ngành kinh doanh hàng hiệu second-hand.
|
Ở Nhật Bản, ngành kinh doanh hàng hiệu second-hand được gọi là Chuuko. |
|
Mặt hàng được bày bán ở các cửa hàng Chuuko hầu hết đều rất mới. |
Ở Nhật Bản, ngành này được gọi là Chuuko. Mặt hàng được bày bán ở các cửa hàng Chuuko hầu hết đều rất mới, có cái thậm chí còn nguyên tem mác nhưng giá thì rẻ bằng một nửa hàng mới. Độ cũ mới của sản phẩm cũng được cửa hàng ghi rõ trên nhãn, trong đó S là mới 100%, S là chưa qua sử dụng, SA là đã qua sử dụng nhưng không xây xước, A là có xây xước, B là xây xước nhiều, C là có chỗ bị hỏng và J là hàng lỗi hỏng. Đặc biệt, bạn có thể yên tâm không bao giờ mua phải hàng giả ở đây. Luật pháp Nhật Bản quản lý rất nghiêm, mỗi cửa hàng đều có hệ thống bán ký gửi hoàn thiện, người bán phải cung cấp chứng minh thư và địa chỉ.
|
Thương hiệu Daikokuya có 8 chi nhánh ở Nhật. |
|
Komehyo có quy mô hiện đại nhất, có người giám định thương hiệu và một lượng lớn các mặt hàng của Chanel, Dior. |
|
Brand Off đã mở rộng phạm vi kinh doanh ra toàn thế giới. Các mặt hàng chủ yếu của họ là LV, Fendi. |
Daikokuya, Komehyo, Brand Off là 3 trong số các thương hiệu lớn trong lĩnh vực này tại Nhật Bản. Trong đó, Daikokuya là nổi tiếng nhất và có tới 8 chi nhánh. Komehyo có quy mô hiện đại nhất, có người giám định thương hiệu và một lượng lớn các mặt hàng của Chanel, Dior. Còn Brand Off đã mở rộng phạm vi kinh doanh ra toàn thế giới. Các mặt hàng chủ yếu của họ là LV, Fendi.