1. Vua hàng hiệu Jonathan Hạnh Nguyễn
Được giới truyền thông gọi với danh xưng vua hàng hiệu - ông Johnathan Hạnh Nguyễn, chủ tịch tập đoàn Liên Thái Bình Dương (Imex Pan Pacific- IPP) hiện nắm giữ danh mục 38 thương hiệu thời trang hàng đầu như Burberry, Chanel, Versace, CK, Salvatore Ferragamo, phân phối rượu cao cấp Moet-Hennessy, Camus cho tới nhượng quyền thương mại Burger King, Donimo Pizza, Illy Café...Ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã bán hàng hiệu được hơn 27 năm trong đó, theo ông từng chia sẻ, có đến 20 năm là chờ đợi cơ hội và hơn 7 năm thực sự kinh doanh đúng nghĩa. Ông còn được biết đến là chồng diễn viên nổi tiếng một thời Lê Hồng Thủy Tiên và là bố chồng của nữ diễn viên Tăng Thanh Hà. Ảnh: Internet.Không gian bán hàng hiệu đúng nghĩa của ông Hạnh Nguyễn bắt đầu từ khách sạn Rex, ở quận 1, TP HCM. Nhưng không gian chỉ 4.000 m2 của Rex không đủ chỗ cho nhiều thương hiệu lớn của thế giới. Thế là ông quyết định phải thực hiện cho được giấc mơ Tràng Tiền. Ảnh: CafeBiz.Và IPP đã đầu tư 400 tỷ đồng để thực hiện dự án cải tạo Tràng Tiền Plaza thành một trung tâm mua sắm hàng hiệu đẳng cấp quốc tế. Không kể 400 tỷ đồng cải tạo, tổng số tiền hoàn thiện cho 112 gian hàng và trưng bày hàng hóa của doanh nghiệp và các đối tác tại trung tâm này đã lên đến 150 triệu USD. Ảnh: Hải An.Tại thời điểm năm 2012, lần đầu tiên tại Việt Nam có một trung tâm thương mại chỉ kinh doanh hàng hiệu với những cửa hàng quy mô lớn, hội tụ đủ thương hiệu hàng đầu của thế giới. Tại đây, ông Hạnh Nguyễn có 20 gian hàng. Ảnh: Doanh nhân Sài Gòn.Được biết, trong danh sách 500 người có ảnh hưởng nhất làng thời trang thế giới năm 2016 do tạp chí Business of Fashion (BOF) công bố, ông Jonathan Hạnh Nguyễn và vợ là bà Lê Hồng Thủy Tiên là những người nằm trong danh sách này. Ảnh: Cafeland. 2. Đoàn Viết Đại Từ
Đại gia kinh doanh hàng hiệu Đoàn Viết Đại Từ (sinh ngày 25/10/1963) - Chủ tịch của Openasia Group được biết đến là đối thủ số 1 của ông vua hàng hiệu tại Việt Nam - doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn. Ông Đoàn Viết Đại Từ chính là người đã mang Starbucks về Việt Nam. Mặc dù khá kín kẽ và hiếm khi xuất hiện trên các phương tiện truyền thông trong nước song Openasia Group đang trở nên có tiếng trong lĩnh vực phân phối hàng hiệu tại Việt Nam. Ảnh: cafef.vn.Mảng phân phối các sản phẩm hàng hiệu và chuỗi bán lẻ ẩm thực của Openasia có tới 7 thương hiệu thời trang cao cấp là Hermes, Hugo Boss, Kenzo, Atelier, Korloff, Chopard , B&O, hợp cùng xe hơi Audi và Starbucks Coffee. Mô hình kinh doanh hàng hiệu của Openasia là nhập khẩu và phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng từ chính hãng qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ cao cấp do chính họ đầu tư.Đến nay, Openasia đã đầu tư 9 cửa hàng phân phối hàng hiệu tại Hà Nội và TP.HCM với vốn đầu tư mà theo giới bán lẻ hàng hiệu trong nước dự đoán có thể lên tới 70 triệu USD. Hiện tại, tất cả các thương hiệu cao cấp do Openasia phân phối đều tọa lạc tại 3 vị trí “kim cương” là Rex Arcade, Vincom A (TP.HCM) và Tràng Tiền Plaza (Hà Nội). Đồng thời, Openasia đang phân phối 7 thương hiệu thời trang tại đây. Ảnh: GDVN.Được biết, ông Đại Từ tham gia sáng lập Công ty Openasia năm 1993 và mua lại Công ty này từ Ngân hàng Đầu tư Lazard Frères của Pháp vào năm 1998. Ông đã thành công trong việc phát triển Openasia trở thành một nhóm các công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư, phân phối và các danh mục đầu tư tư nhân.Trong đó, Công ty tư vấn Openasia Consulting đã tham gia vào sự thành lập và phát triển của nhiều doanh nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam. Ông Đại Từ là thành viên HĐQT của Công ty Gras Savoye Willis Vietnam Limited và là Chủ tịch HĐQT của Lafarge Cement Vietnam; đã từng là Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Pháp tại Việt Nam và hiện là Phó Chủ tịch Ban Cố vấn Mậu dịch Nước ngoài của Chính phủ Pháp tại Việt Nam.... Ảnh: Doanh nhân và Cuộc sống. 3. Đỗ Ngọc Minh
Ông chủ tài năng Đỗ Ngọc Minh, CEO Công ty Luala là con trai duy nhất của nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Agribank và con rể của một trong những người được xem là giàu nhất Việt Nam - “chúa đảo Tuần Châu”. Ảnh: Xehay.vn.Mặc dù sinh ra và lớn lên trong một gia đình doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực ngân hàng, địa ốc những vị CEO trẻ này lựa chọn cho mình con đường với giấc mơ tạo ra sản phẩm xa xỉ đẳng cấp quốc tế "made in Việt Nam". Ảnh: KARSTEN ĐẶNG.Anh thành lập công ty kinh doanh hàng hiệu mang tên DX Fashion và trở thành đối tác liên doanh với nhiều hãng thời trang nổi tiếng trên thế giới như Canali, Escada, Etro, Van Laack, Hiltl… và mở 7 địa chỉ phân phối ở Hà Nội và TP.HCM. Ảnh: KARSTEN ĐẶNG.Năm 2011, anh Minh mở thêm một cửa hàng phân phối sản phẩm xa xỉ mang tên LUALA. LUALA gồm 4 tầng lầu, tọa lạc tại con phố đắt đỏ bậc nhất Hà Nội, gần khách sạn Softel Metropole và Nhà hát lớn Hà Nội. LUALA cũng chính là đơn vị quản lý của MILANO. Ảnh: KARSTEN ĐẶNG.Dưới mô hình quản lý và đầu tư của LUALA, MILANO tiếp tục là nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam của các thương hiệu Dolce Gabbana, Roberto Cavalli, Dsquared2, Emilio Pucci, Rene Caovilla, Blumarine, Tod’s. Bên cạnh đó, cửa hàng sẽ giới thiệu thêm các thương hiệu thời trang cao cấp quốc tế mới đến với thị trường Việt Nam. Ảnh: Xehay.vn. 4. Lý Nhã Kỳ
Lý Nhã Kỳ - cô đào nổi tiếng showbiz Việt Lý Nhã Kỳ - được biết đến là bà chủ khu trung tâm mua sắm 600 m2 đất vàng. Đây là nơi quy tụ những dòng sản phẩm thuộc hàng quý hiếm và có giá trị lên đến tiền tỷ bao gồm 3 lầu thiết kế tinh tế, sang trọng, cửa hàng của Lý Nhã Kỳ tọa lạc ngay trên con đường đắt đỏ nhất Sài Gòn - Đồng Khởi (quận 1, TP.HCM). Ảnh: phununet.com.Dù không chịu tiết lộ tổng số tiền đầu tư nhưng người đẹp cho biết ngay từ những cái nhỏ nhất tại showroom này đều được nhập từ nước ngoài. Nhiều món đồ được Lý Nhã Kỳ mua từ những nghệ nhân nổi tiếng hàng đầu thế giới. Ảnh: Thethaovanhoa.vn.Showroom của người đẹp họ Lý có tới hơn 20 thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới như Georges Hobeika, Alexis Mabille, Richard Nicoll, Jaonathan Saunders, Alberta Ferretti... Ảnh: Khám phá.Ngoài thời trang dạ hội nữ, Lý Nhã Kỳ còn kinh doanh thời trang dành cho phái mạnh với hơn 20 thương hiệu các loại. Ảnh: phununet.com.Bên cạnh các loại quần áo, giày dép, mắt kính… Lý Nhã Kỳ còn trưng bày rất nhiều các món đồ pha lê, kim cương tinh tế thuộc dạng độc nhất vô nhị.
Ảnh: giadinhvietnam.com.Trong buổi giới thiệu showroom thời trang của mình vào năm 2013, Lý Nhã Kỳ cho biết giá thấp nhất của chiếc váy tại Lynk khoảng 2.000 USD, cao nhất có chiếc lên đến 45.000 USD (gần 1 tỷ đồng). Cô cũng khiến người có mặt sửng sốt khi trưng giá của các chiếc váy thậm chí lên đến 100.000 USD. Ảnh: giadinhvietnam.com.
1. Vua hàng hiệu Jonathan Hạnh Nguyễn
Được giới truyền thông gọi với danh xưng vua hàng hiệu - ông Johnathan Hạnh Nguyễn, chủ tịch tập đoàn Liên Thái Bình Dương (Imex Pan Pacific- IPP) hiện nắm giữ danh mục 38 thương hiệu thời trang hàng đầu như Burberry, Chanel, Versace, CK, Salvatore Ferragamo, phân phối rượu cao cấp Moet-Hennessy, Camus cho tới nhượng quyền thương mại Burger King, Donimo Pizza, Illy Café...
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã bán hàng hiệu được hơn 27 năm trong đó, theo ông từng chia sẻ, có đến 20 năm là chờ đợi cơ hội và hơn 7 năm thực sự kinh doanh đúng nghĩa. Ông còn được biết đến là chồng diễn viên nổi tiếng một thời Lê Hồng Thủy Tiên và là bố chồng của nữ diễn viên Tăng Thanh Hà. Ảnh: Internet.
Không gian bán hàng hiệu đúng nghĩa của ông Hạnh Nguyễn bắt đầu từ khách sạn Rex, ở quận 1, TP HCM. Nhưng không gian chỉ 4.000 m2 của Rex không đủ chỗ cho nhiều thương hiệu lớn của thế giới. Thế là ông quyết định phải thực hiện cho được giấc mơ Tràng Tiền. Ảnh: CafeBiz.
Và IPP đã đầu tư 400 tỷ đồng để thực hiện dự án cải tạo Tràng Tiền Plaza thành một trung tâm mua sắm hàng hiệu đẳng cấp quốc tế. Không kể 400 tỷ đồng cải tạo, tổng số tiền hoàn thiện cho 112 gian hàng và trưng bày hàng hóa của doanh nghiệp và các đối tác tại trung tâm này đã lên đến 150 triệu USD. Ảnh: Hải An.
Tại thời điểm năm 2012, lần đầu tiên tại Việt Nam có một trung tâm thương mại chỉ kinh doanh hàng hiệu với những cửa hàng quy mô lớn, hội tụ đủ thương hiệu hàng đầu của thế giới. Tại đây, ông Hạnh Nguyễn có 20 gian hàng. Ảnh: Doanh nhân Sài Gòn.
Được biết, trong danh sách 500 người có ảnh hưởng nhất làng thời trang thế giới năm 2016 do tạp chí Business of Fashion (BOF) công bố, ông Jonathan Hạnh Nguyễn và vợ là bà Lê Hồng Thủy Tiên là những người nằm trong danh sách này. Ảnh: Cafeland.
2. Đoàn Viết Đại Từ
Đại gia kinh doanh hàng hiệu Đoàn Viết Đại Từ (sinh ngày 25/10/1963) - Chủ tịch của Openasia Group được biết đến là đối thủ số 1 của ông vua hàng hiệu tại Việt Nam - doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn. Ông Đoàn Viết Đại Từ chính là người đã mang Starbucks về Việt Nam. Mặc dù khá kín kẽ và hiếm khi xuất hiện trên các phương tiện truyền thông trong nước song Openasia Group đang trở nên có tiếng trong lĩnh vực phân phối hàng hiệu tại Việt Nam. Ảnh: cafef.vn.
Mảng phân phối các sản phẩm hàng hiệu và chuỗi bán lẻ ẩm thực của Openasia có tới 7 thương hiệu thời trang cao cấp là Hermes, Hugo Boss, Kenzo, Atelier, Korloff, Chopard , B&O, hợp cùng xe hơi Audi và Starbucks Coffee. Mô hình kinh doanh hàng hiệu của Openasia là nhập khẩu và phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng từ chính hãng qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ cao cấp do chính họ đầu tư.
Đến nay, Openasia đã đầu tư 9 cửa hàng phân phối hàng hiệu tại Hà Nội và TP.HCM với vốn đầu tư mà theo giới bán lẻ hàng hiệu trong nước dự đoán có thể lên tới 70 triệu USD. Hiện tại, tất cả các thương hiệu cao cấp do Openasia phân phối đều tọa lạc tại 3 vị trí “kim cương” là Rex Arcade, Vincom A (TP.HCM) và Tràng Tiền Plaza (Hà Nội). Đồng thời, Openasia đang phân phối 7 thương hiệu thời trang tại đây. Ảnh: GDVN.
Được biết, ông Đại Từ tham gia sáng lập Công ty Openasia năm 1993 và mua lại Công ty này từ Ngân hàng Đầu tư Lazard Frères của Pháp vào năm 1998. Ông đã thành công trong việc phát triển Openasia trở thành một nhóm các công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư, phân phối và các danh mục đầu tư tư nhân.
Trong đó, Công ty tư vấn Openasia Consulting đã tham gia vào sự thành lập và phát triển của nhiều doanh nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam. Ông Đại Từ là thành viên HĐQT của Công ty Gras Savoye Willis Vietnam Limited và là Chủ tịch HĐQT của Lafarge Cement Vietnam; đã từng là Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Pháp tại Việt Nam và hiện là Phó Chủ tịch Ban Cố vấn Mậu dịch Nước ngoài của Chính phủ Pháp tại Việt Nam.... Ảnh: Doanh nhân và Cuộc sống.
3. Đỗ Ngọc Minh
Ông chủ tài năng Đỗ Ngọc Minh, CEO Công ty Luala là con trai duy nhất của nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Agribank và con rể của một trong những người được xem là giàu nhất Việt Nam - “chúa đảo Tuần Châu”. Ảnh: Xehay.vn.
Mặc dù sinh ra và lớn lên trong một gia đình doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực ngân hàng, địa ốc những vị CEO trẻ này lựa chọn cho mình con đường với giấc mơ tạo ra sản phẩm xa xỉ đẳng cấp quốc tế "made in Việt Nam". Ảnh: KARSTEN ĐẶNG.
Anh thành lập công ty kinh doanh hàng hiệu mang tên DX Fashion và trở thành đối tác liên doanh với nhiều hãng thời trang nổi tiếng trên thế giới như Canali, Escada, Etro, Van Laack, Hiltl… và mở 7 địa chỉ phân phối ở Hà Nội và TP.HCM. Ảnh: KARSTEN ĐẶNG.
Năm 2011, anh Minh mở thêm một cửa hàng phân phối sản phẩm xa xỉ mang tên LUALA. LUALA gồm 4 tầng lầu, tọa lạc tại con phố đắt đỏ bậc nhất Hà Nội, gần khách sạn Softel Metropole và Nhà hát lớn Hà Nội. LUALA cũng chính là đơn vị quản lý của MILANO. Ảnh: KARSTEN ĐẶNG.
Dưới mô hình quản lý và đầu tư của LUALA, MILANO tiếp tục là nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam của các thương hiệu Dolce Gabbana, Roberto Cavalli, Dsquared2, Emilio Pucci, Rene Caovilla, Blumarine, Tod’s. Bên cạnh đó, cửa hàng sẽ giới thiệu thêm các thương hiệu thời trang cao cấp quốc tế mới đến với thị trường Việt Nam. Ảnh: Xehay.vn.
4. Lý Nhã Kỳ
Lý Nhã Kỳ - cô đào nổi tiếng showbiz Việt Lý Nhã Kỳ - được biết đến là bà chủ khu trung tâm mua sắm 600 m2 đất vàng. Đây là nơi quy tụ những dòng sản phẩm thuộc hàng quý hiếm và có giá trị lên đến tiền tỷ bao gồm 3 lầu thiết kế tinh tế, sang trọng, cửa hàng của Lý Nhã Kỳ tọa lạc ngay trên con đường đắt đỏ nhất Sài Gòn - Đồng Khởi (quận 1, TP.HCM). Ảnh: phununet.com.
Dù không chịu tiết lộ tổng số tiền đầu tư nhưng người đẹp cho biết ngay từ những cái nhỏ nhất tại showroom này đều được nhập từ nước ngoài. Nhiều món đồ được Lý Nhã Kỳ mua từ những nghệ nhân nổi tiếng hàng đầu thế giới. Ảnh: Thethaovanhoa.vn.
Showroom của người đẹp họ Lý có tới hơn 20 thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới như Georges Hobeika, Alexis Mabille, Richard Nicoll, Jaonathan Saunders, Alberta Ferretti... Ảnh: Khám phá.
Ngoài thời trang dạ hội nữ, Lý Nhã Kỳ còn kinh doanh thời trang dành cho phái mạnh với hơn 20 thương hiệu các loại. Ảnh: phununet.com.
Bên cạnh các loại quần áo, giày dép, mắt kính… Lý Nhã Kỳ còn trưng bày rất nhiều các món đồ pha lê, kim cương tinh tế thuộc dạng độc nhất vô nhị.
Ảnh: giadinhvietnam.com.
Trong buổi giới thiệu showroom thời trang của mình vào năm 2013, Lý Nhã Kỳ cho biết giá thấp nhất của chiếc váy tại Lynk khoảng 2.000 USD, cao nhất có chiếc lên đến 45.000 USD (gần 1 tỷ đồng). Cô cũng khiến người có mặt sửng sốt khi trưng giá của các chiếc váy thậm chí lên đến 100.000 USD. Ảnh: giadinhvietnam.com.