Chiến sự Nga - Ukraine: Đồng rúp giảm, dầu tăng… Nga khoẻ hay yếu?

Google News

Nga đang đối mặt với hàng loạt thách thức kinh tế sau khi đưa quân vào Ukraine.

Khi Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt đầu triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở miền đông Ukraine, nền kinh tế Nga đang đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế mới.
Đồng rúp giảm, chứng khoán Nga lao dốc
Sáng 24, chỉ vài phút sau tuyên bố của ông Putin, đồng rúp của Nga (RUB) lao dốc 10% xuống mức thấp kỷ lục so với đồng USD và EUR. Tiền tệ của Nga mất giá đến mức 89,98 rúp đổi lấy 1 USD. Trước diễn biến này, Ngân hàng Trung ương Nga thông báo họ sẽ bắt đầu can thiệp vào thị trường ngoại hối.
Không chỉ đồng rúp của Nga, thị trường chứng khoán Nga cũng sụt giảm. Theo Bloomberg, sau khi Tổng thống Putin đưa quân vào Ukraine, khoảng 200 tỷ USD giá trị thị trường chứng khoán Nga và 1/3 giá trị nợ chính phủ đã bị xóa sổ.
Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày 24/2, chỉ số chứng khoán MOEX lao dốc hơn 33%, mức giảm mạnh nhất từ trước đến nay. Có thời điểm, chỉ số này rơi tự do gần 50% vào đầu phiên.
Lần đầu tiên sau nhiều năm, Ngân hàng Trung ương Nga phải can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm khắc phục những biến động.
Chien su Nga - Ukraine: Dong rup giam, dau tang… Nga khoe hay yeu?
 Đồng rúp giảm, chứng khoán Nga lao dốc. Ảnh: Reuters
Trong ngày 24/2, giá dầu thế giới đã tăng trên 105 USD/thùng chạm mức cao nhất kể từ năm 2014. Theo Reuters, giá dầu thế giới tăng làm dấy lên lo ngại về nguồn cung khi Nga phải chịu các biện pháp trừng phạt từ Mỹ cùng các quốc gia đồng minh. Hiện, Nga đang cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất cho châu Âu, với khoảng 35% nguồn cung.
Kinh tế Nga bên bờ vực khủng hoảng?
Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, nước Mỹ sẽ cùng các quốc gia đồng minh áp đặt một số lệnh trừng phạt nghiêm khắc đối với Nga.
Dù vậy, Moscow tuyên bố nền kinh tế của Nga "miễn nhiễm" với mọi lệnh trừng phạt của phương Tây và sẽ không rơi vào suy thoái sau đó.
Chính phủ Nga cho biết đã tích lũy được nguồn dự trữ quốc gia đáng kể lên tới hơn 630 tỷ USD. Họ tin rằng chúng sẽ ngăn nền kinh tế trượt tới bờ vực suy thoái.
Hơn nữa, Nga cũng thặng dư ngân sách, điều đó có nghĩa là chính phủ nước này không phải vay tiền từ bất cứ thị trường quốc tế hay trong nước nào. Nợ công ở dưới mức 20% GDP đất nước.
Thế nhưng, các nhà phân tích không cho rằng Nga đã chuẩn bị đủ để đối phó với những phản ứng chưa từng có từ phương Tây.
Chien su Nga - Ukraine: Dong rup giam, dau tang… Nga khoe hay yeu?-Hinh-2
 Giới tỷ phú Nga chịu thiệt hại không nhỏ kể từ thời điểm Nga đưa quân vào Ukraine. Ảnh: Getty Imgae
Theo chuyên gia Henry Rome của Tập đoàn Eurasia, các nhà hoạch định chính sách phương Tây sẽ áp đặt những lệnh trừng phạt nặng nề chưa từng có. Nga có thể đứng trước nguy cơ bị loại khỏi SWIFT (Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu). Dự án Nord Stream 2 của Nga có khả năng bị đình chỉ vô thời hạn.
Theo ước tính của cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga Alexei Kudrin vào năm 2014, nếu bị loại khỏi SWIFT, nền kinh tế Nga có thể suy giảm 5%.
Washington và Brussels cũng nhấn mạnh khả năng chặn xuất khẩu công nghệ sang Nga. Động thái này có thể gây thiệt hại đối với các doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân Nga, vốn vẫn phụ thuộc vào phần cứng và phần mềm nhập khẩu từ phương Tây.
Chưa hết, tài sản ròng của các tỷ phú Nga bị thiệt hại không nhỏ kể từ thời điểm Nga đưa quân vào Ukraine. Theo đó, trong vòng 24 giờ, tài sản ròng của giới siêu giàu Nga "bốc hơi" 39 tỷ USD. Con số này thậm chí nhiều hơn những gì họ kiếm được trong năm nay.

Video: Thế giới phản ứng trước căng thẳng giữa Nga - Ucraina. Nguồn: VTV24


Hoàng Minh (theo Reuters, Bloomberg )

>> xem thêm

Bình luận(0)