Việc Nga tăng cường quân sự ở Đông Âu đã khiến nhiều chính phủ, bao gồm cả Mỹ tin rằng một hình thức tấn công nào đó nhằm vào Ukraine sắp xảy ra. Một cuộc chiến tranh lớn - mà các chuyên gia cảnh báo có thể là cuộc xung đột lớn nhất ở châu Âu trong gần 80 năm có thể sẽ không bắt đầu ngay lập tức.Thay vào đó, Điện Kremlin sẽ hoàn tất công tác chuẩn bị từ phía sau lá chắn chiến tranh mạng và gây nhiễu điện tử, đồng thời triển khai các máy bay không người lái và sẽ cung cấp một số tín hiệu cảnh báo cho thế giới.Cho đến nay, Nga đã tập trung hơn 100.000 quân ở sát biên giới với Ukraine. Lực lượng Mặt đất của Quân đội Nga đã triển khai các thành phần của 10 quân đoàn và binh đoàn trong khu vực lân cận Ukraine, lên tới vài nghìn xe tăng và xe chiến đấu bộ binh cùng hàng trăm khẩu pháo, máy bay trực thăng và hệ thống phòng không.Không ai ngoài Tổng thống Nga Vladimir Putin biết ông ấy dự định gì cho Ukraine, nhưng mọi thứ có vẻ không khả quan với Kiev. Nếu chiến tranh xảy ra, trong những tuần và ngày trước đó sẽ có những dấu hiệu cho thấy không chỉ ở cách tiếp cận của nó, mà còn ở quy mô và bản chất của cuộc xung đột.Thứ nhất là việc Nga dự trữ nhiên liệu và đạn dược. Quân đội Nga chỉ triển khai ồ ạt ở biên giới Ukraine chủ yếu bao gồm khí tài quân sự, với các video về xe tăng, xe chiến đấu bộ binh và thậm chí cả hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa được đăng tải trên mạng xã hội.Nhưng để thực sự tiến hành chiến tranh, Nga sẽ cần phải dự trữ một lượng lớn dầu diesel và nhiên liệu hàng không, cũng như đạn dược; nhưng theo tình báo quân sự thì những kho dự trữ chiến tranh này vẫn chưa được định vị gần biên giới Ukraine.Ngoài ra, Nga vẫn chưa thành lập các bệnh viện dã chiến tại sát chiến trường. Nếu các video chuyển từ xe tăng chiến đấu chủ lực sang xe tải chứa nhiên liệu và các thùng hàng chứa nhiên liệu bằng cao su trên cánh đồng, điều đó có nghĩa là ông Putin không chỉ phô trương quân đội của mình mà đang dự định sử dụng nó.Thứ hai là chiến tranh mạng. Chiến tranh hiện đại không chỉ bao gồm các phương tiện động năng truyền thống mà còn bao gồm cả chiến tranh mạng. Tác chiến mạng của Nga có thể sẽ nhắm mục tiêu hoàn toàn vào các mạng máy tính của Ukraine, đặc biệt là những mạng thuộc sở hữu của chính phủ quốc gia, các công ty tiện ích, tổ chức tài chính và các dịch vụ khẩn cấp.Người Ukraine có thể thấy mình bị khóa tài khoản ngân hàng, nguồn điện có thể bị hỏng vào giữa mùa đông băng giá và hệ thống máy tính của chính phủ có thể bị tê liệt. Mục tiêu của việc hack như vậy là làm mất tinh thần của người dân Ukraine và khiến họ mất niềm tin vào chính phủ của mình.Thứ ba là GPS bị gây nhiễu, giả mạo. Một phương thức tấn công khác là cản trở việc truy cập của Ukraine vào Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS). Nga có khả năng gây nhiễu hoặc giả mạo GPS. Đầu tiên là sẽ ngăn người dùng nhận dữ liệu GPS, sau đó khiến người dùng nhận được dữ liệu GPS sai hoặc gây hiểu nhầm.Điều này có thể khiến việc phối hợp giữa các đơn vị quân đội Ukraine trở nên khó khăn hơn và khiến người dân mất tinh thần hơn nữa. Nga sử dụng vệ tinh định vị, dẫn đường và thời gian của riêng mình (được gọi là GLONASS), vì vậy người dân Nga sẽ không bị ảnh hưởng khi can thiệp vào hệ thống này.Tiếp theo là sử dụng tàu ngầm tấn công. Sự can thiệp trực tiếp của Mỹ và NATO vào Ukraine là điều khó xảy ra vì Ukraine không phải là thành viên NATO. Một biện pháp phòng ngừa mà Nga có thể áp dụng là điều càng nhiều tàu ngầm tấn công vào Bắc Đại Tây Dương càng tốt, trong những ngày trước khi xung đột bắt đầu.Các tàu ngầm như tàu ngầm mang tên lửa hành trình Yasen mới của Hải quân Nga có thể phóng một loạt tên lửa hành trình tấn công, tên lửa bay thấp thực hiện các tuyến đường ngắn hơn và ít dự đoán hơn tới các mục tiêu ở Quần đảo Anh, Scandinavia và Tây Âu.Trong trường hợp Mỹ bắt đầu vận chuyển thiết bị từ Bắc Mỹ đến Ukraine bằng đường biển, chính những chiếc tàu ngầm đó có thể tấn công các đoàn tàu di chuyển chậm chở đầy các phương tiện quân sự và vật tư, giống như Hải quân Đức đã làm trong Thế chiến thứ nhất và Thế chiến thứ hai.Thứ năm là chiến tranh điện tử. Lực lượng tác chiến điện tử của Nga cũng sẽ đưa các hệ thống đáng gờm của họ hoạt động nhiều ngày trước một cuộc tấn công thực sự, với mục đích kép là thu thập thông tin tình báo và làm phức tạp thêm công tác chuẩn bị phòng thủ của Ukraine.Máy bay trinh sát radar và tình báo điện tử Ilyushin Il-20 của Nga sẽ bay dọc biên giới, quan sát sâu vào Ukraine để phát hiện lực lượng mặt đất và giám sát lưu lượng thông tin liên lạc của chính phủ và quân đội Ukraine.Máy bay cảnh báo sớm trên không Beriev A-50 sẽ theo dõi các máy bay của Ukraine và NATO. Các thiết bị gây nhiễu như hệ thống Tiranda và Krashuka sẽ gây nhiễu sóng radar và thông tin liên lạc của Ukraine và NATO, thậm chí cả các vệ tinh trinh sát radar trên quỹ đạo.Tiếp theo là mạng xã hội bị gián đoạn. Một hành động khác được mong đợi vào tuần trước khi một cuộc tấn công xảy ra là đóng cửa các phương tiện truyền thông xã hội của Nga. Các mạng xã hội của Nga là một nguồn thông tin hữu ích vô tình được chia sẻ với phần còn lại của thế giới.Thông tin bị rò rỉ trên mạng xã hội rất hữu ích cho việc theo dõi các chuyển động quân sự của Nga và Moscow sẽ không muốn để lộ lọt bất cứ thứ gì. Moscow cũng sẽ muốn kiểm soát các phương tiện truyền thông xã hội để kiểm soát các bản tường thuật về thương vong trên chiến trường.Tiếp theo là Sự kiện "Little Green Men". Khi bắt đầu xung đột Nga-Ukraine năm 2014, những người lính bí ẩn đeo mặt nạ balaclava đã bất ngờ tiến vào các mục tiêu quan trọng ở khu vực Crimea của Ukraine."Những người đàn ông màu xanh lá cây nhỏ", được đặt tên theo màu sắc của quân phục Lực lượng Mặt đất Nga, gây ra sự bối rối khi họ nhanh chóng chiếm giữ các mục tiêu quan trọng. Các tay súng thực chất là lính biệt kích của Nga.Hiện Ukraine và các nước NATO rất cảnh giác khi thấy "những người lính xanh" xuất hiện. Biên giới của Nga với Ukraine rất dài và các lực lượng đặc biệt một lần nữa có thể vượt qua biên giới và đánh chiếm các mục tiêu quan trọng.Cuối cùng là Nga sẽ do thám bằng máy bay không người lái, các máy bay không người lái tầm ngắn của quân đội Nga sẽ thực hiện trinh sát vào phút cuối các vị trí của Ukraine, thu thập càng nhiều thông tin về sức mạnh và khả năng phòng thủ của quân đội.Nga có thể sẽ mất một số máy bay không người lái trước hỏa lực phòng thủ của Ukriane, nhưng đó sẽ là một cái giá nhỏ phải trả để đổi lấy thông tin tình báo mới. Sau đó, thông tin thu thập được sẽ chuyển đến cho máy bay chiến đấu, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo chiến thuật, pháo binh và máy bay không người lái vũ trang của Nga.Một cuộc tấn công của Nga vào Ukraine sẽ không xuất hiện rõ ràng, và Tổng thống Putin cũng không muốn điều đó xảy ra. Có thể Nga sẽ gây ra nhiều áp lực trước chiến tranh lên Ukraine, khiến chính quyền Kiev có thể bị sụp đổ hoặc đưa ra những nhượng bộ lớn, điều này giúp Nga không phải tiến hành chiến tranh và các biện pháp xung đột. Nguồn ảnh: Pinterest.
Việc Nga tăng cường quân sự ở Đông Âu đã khiến nhiều chính phủ, bao gồm cả Mỹ tin rằng một hình thức tấn công nào đó nhằm vào Ukraine sắp xảy ra. Một cuộc chiến tranh lớn - mà các chuyên gia cảnh báo có thể là cuộc xung đột lớn nhất ở châu Âu trong gần 80 năm có thể sẽ không bắt đầu ngay lập tức.
Thay vào đó, Điện Kremlin sẽ hoàn tất công tác chuẩn bị từ phía sau lá chắn chiến tranh mạng và gây nhiễu điện tử, đồng thời triển khai các máy bay không người lái và sẽ cung cấp một số tín hiệu cảnh báo cho thế giới.
Cho đến nay, Nga đã tập trung hơn 100.000 quân ở sát biên giới với Ukraine. Lực lượng Mặt đất của Quân đội Nga đã triển khai các thành phần của 10 quân đoàn và binh đoàn trong khu vực lân cận Ukraine, lên tới vài nghìn xe tăng và xe chiến đấu bộ binh cùng hàng trăm khẩu pháo, máy bay trực thăng và hệ thống phòng không.
Không ai ngoài Tổng thống Nga Vladimir Putin biết ông ấy dự định gì cho Ukraine, nhưng mọi thứ có vẻ không khả quan với Kiev. Nếu chiến tranh xảy ra, trong những tuần và ngày trước đó sẽ có những dấu hiệu cho thấy không chỉ ở cách tiếp cận của nó, mà còn ở quy mô và bản chất của cuộc xung đột.
Thứ nhất là việc Nga dự trữ nhiên liệu và đạn dược. Quân đội Nga chỉ triển khai ồ ạt ở biên giới Ukraine chủ yếu bao gồm khí tài quân sự, với các video về xe tăng, xe chiến đấu bộ binh và thậm chí cả hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa được đăng tải trên mạng xã hội.
Nhưng để thực sự tiến hành chiến tranh, Nga sẽ cần phải dự trữ một lượng lớn dầu diesel và nhiên liệu hàng không, cũng như đạn dược; nhưng theo tình báo quân sự thì những kho dự trữ chiến tranh này vẫn chưa được định vị gần biên giới Ukraine.
Ngoài ra, Nga vẫn chưa thành lập các bệnh viện dã chiến tại sát chiến trường. Nếu các video chuyển từ xe tăng chiến đấu chủ lực sang xe tải chứa nhiên liệu và các thùng hàng chứa nhiên liệu bằng cao su trên cánh đồng, điều đó có nghĩa là ông Putin không chỉ phô trương quân đội của mình mà đang dự định sử dụng nó.
Thứ hai là chiến tranh mạng. Chiến tranh hiện đại không chỉ bao gồm các phương tiện động năng truyền thống mà còn bao gồm cả chiến tranh mạng. Tác chiến mạng của Nga có thể sẽ nhắm mục tiêu hoàn toàn vào các mạng máy tính của Ukraine, đặc biệt là những mạng thuộc sở hữu của chính phủ quốc gia, các công ty tiện ích, tổ chức tài chính và các dịch vụ khẩn cấp.
Người Ukraine có thể thấy mình bị khóa tài khoản ngân hàng, nguồn điện có thể bị hỏng vào giữa mùa đông băng giá và hệ thống máy tính của chính phủ có thể bị tê liệt. Mục tiêu của việc hack như vậy là làm mất tinh thần của người dân Ukraine và khiến họ mất niềm tin vào chính phủ của mình.
Thứ ba là GPS bị gây nhiễu, giả mạo. Một phương thức tấn công khác là cản trở việc truy cập của Ukraine vào Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS). Nga có khả năng gây nhiễu hoặc giả mạo GPS. Đầu tiên là sẽ ngăn người dùng nhận dữ liệu GPS, sau đó khiến người dùng nhận được dữ liệu GPS sai hoặc gây hiểu nhầm.
Điều này có thể khiến việc phối hợp giữa các đơn vị quân đội Ukraine trở nên khó khăn hơn và khiến người dân mất tinh thần hơn nữa. Nga sử dụng vệ tinh định vị, dẫn đường và thời gian của riêng mình (được gọi là GLONASS), vì vậy người dân Nga sẽ không bị ảnh hưởng khi can thiệp vào hệ thống này.
Tiếp theo là sử dụng tàu ngầm tấn công. Sự can thiệp trực tiếp của Mỹ và NATO vào Ukraine là điều khó xảy ra vì Ukraine không phải là thành viên NATO. Một biện pháp phòng ngừa mà Nga có thể áp dụng là điều càng nhiều tàu ngầm tấn công vào Bắc Đại Tây Dương càng tốt, trong những ngày trước khi xung đột bắt đầu.
Các tàu ngầm như tàu ngầm mang tên lửa hành trình Yasen mới của Hải quân Nga có thể phóng một loạt tên lửa hành trình tấn công, tên lửa bay thấp thực hiện các tuyến đường ngắn hơn và ít dự đoán hơn tới các mục tiêu ở Quần đảo Anh, Scandinavia và Tây Âu.
Trong trường hợp Mỹ bắt đầu vận chuyển thiết bị từ Bắc Mỹ đến Ukraine bằng đường biển, chính những chiếc tàu ngầm đó có thể tấn công các đoàn tàu di chuyển chậm chở đầy các phương tiện quân sự và vật tư, giống như Hải quân Đức đã làm trong Thế chiến thứ nhất và Thế chiến thứ hai.
Thứ năm là chiến tranh điện tử. Lực lượng tác chiến điện tử của Nga cũng sẽ đưa các hệ thống đáng gờm của họ hoạt động nhiều ngày trước một cuộc tấn công thực sự, với mục đích kép là thu thập thông tin tình báo và làm phức tạp thêm công tác chuẩn bị phòng thủ của Ukraine.
Máy bay trinh sát radar và tình báo điện tử Ilyushin Il-20 của Nga sẽ bay dọc biên giới, quan sát sâu vào Ukraine để phát hiện lực lượng mặt đất và giám sát lưu lượng thông tin liên lạc của chính phủ và quân đội Ukraine.
Máy bay cảnh báo sớm trên không Beriev A-50 sẽ theo dõi các máy bay của Ukraine và NATO. Các thiết bị gây nhiễu như hệ thống Tiranda và Krashuka sẽ gây nhiễu sóng radar và thông tin liên lạc của Ukraine và NATO, thậm chí cả các vệ tinh trinh sát radar trên quỹ đạo.
Tiếp theo là mạng xã hội bị gián đoạn. Một hành động khác được mong đợi vào tuần trước khi một cuộc tấn công xảy ra là đóng cửa các phương tiện truyền thông xã hội của Nga. Các mạng xã hội của Nga là một nguồn thông tin hữu ích vô tình được chia sẻ với phần còn lại của thế giới.
Thông tin bị rò rỉ trên mạng xã hội rất hữu ích cho việc theo dõi các chuyển động quân sự của Nga và Moscow sẽ không muốn để lộ lọt bất cứ thứ gì. Moscow cũng sẽ muốn kiểm soát các phương tiện truyền thông xã hội để kiểm soát các bản tường thuật về thương vong trên chiến trường.
Tiếp theo là Sự kiện "Little Green Men". Khi bắt đầu xung đột Nga-Ukraine năm 2014, những người lính bí ẩn đeo mặt nạ balaclava đã bất ngờ tiến vào các mục tiêu quan trọng ở khu vực Crimea của Ukraine.
"Những người đàn ông màu xanh lá cây nhỏ", được đặt tên theo màu sắc của quân phục Lực lượng Mặt đất Nga, gây ra sự bối rối khi họ nhanh chóng chiếm giữ các mục tiêu quan trọng. Các tay súng thực chất là lính biệt kích của Nga.
Hiện Ukraine và các nước NATO rất cảnh giác khi thấy "những người lính xanh" xuất hiện. Biên giới của Nga với Ukraine rất dài và các lực lượng đặc biệt một lần nữa có thể vượt qua biên giới và đánh chiếm các mục tiêu quan trọng.
Cuối cùng là Nga sẽ do thám bằng máy bay không người lái, các máy bay không người lái tầm ngắn của quân đội Nga sẽ thực hiện trinh sát vào phút cuối các vị trí của Ukraine, thu thập càng nhiều thông tin về sức mạnh và khả năng phòng thủ của quân đội.
Nga có thể sẽ mất một số máy bay không người lái trước hỏa lực phòng thủ của Ukriane, nhưng đó sẽ là một cái giá nhỏ phải trả để đổi lấy thông tin tình báo mới. Sau đó, thông tin thu thập được sẽ chuyển đến cho máy bay chiến đấu, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo chiến thuật, pháo binh và máy bay không người lái vũ trang của Nga.
Một cuộc tấn công của Nga vào Ukraine sẽ không xuất hiện rõ ràng, và Tổng thống Putin cũng không muốn điều đó xảy ra. Có thể Nga sẽ gây ra nhiều áp lực trước chiến tranh lên Ukraine, khiến chính quyền Kiev có thể bị sụp đổ hoặc đưa ra những nhượng bộ lớn, điều này giúp Nga không phải tiến hành chiến tranh và các biện pháp xung đột. Nguồn ảnh: Pinterest.